Những thành tổ (bộ phận) cẩu thành cơ bản cùa Nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 29)

1. Khía cạnh pháp lý hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả những thành viên khác của xã

1.6.2. Những thành tổ (bộ phận) cẩu thành cơ bản cùa Nhà nước pháp quyền.

thực trong xã hội công dân và nền dân chủ.

Các khái niệm mà các nhà khoa học đưa ra đều đề cập đến những thành tố cơ bàn: Nhà nước, pháp luật, nền dân chủ, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, xã hội công dân. Nói đến Nhà nước pháp quyền là vấn đề chính trị - pháp lý - xã hôi rộng lớn bao gồm nhiều phương diện mà không chỉ đom thuần là "nhà nước", cũng không chi đơn thuần là "pháp luật". Nhà nước pháp quyền nhìn một cách tổng thể chính là một kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao - cả về tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà nước, cả về hệ thống pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật, nền văn hoá pháp lý, về xã hội công dân phát triển lành mạnh.

1.6.2. Những thành tổ (bộ phận) cẩu thành cơ bản cùa Nhà nước phápquyền. quyền.

ỉ . 6.2.1. Nhà nước.

Nhà nước nhìn nhận từ góc độ cơ cấu tổ chức đòi hỏi phải có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ chế phân công quyền lực là cái đảm bảo cho sự độc lập của tư pháp, đảm bảo cho sự tự do của cá nhân trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế phân công quyền lực còn đảm bảo ngăn ngừa trước những hậu quả xấu có thể xảy ra trong hoạt động điều hành và quản lý đất nước. Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền phải tuân thủ pháp luật đo chính nhà nước lập ra, không tồn tại thứ quyền lực vô giới hạn của nhà nước mà không có sự ràng buộc của Hiến pháp và pháp luật.

Ngoài cơ cấu tổ chức, Nhà nước pháp quyền còn phải chú trọng đến yếu tố con người - nhân viên bộ máy nhà nước. Để thực thi quyền lực nhà nước theo pháp luật, Nhà nước pháp quyền yêu cầu phải có đội ngũ công chức có trình độ và năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ con người

chính là nhân tố quyết định mọi vấn đề kể cà trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

1.6.2.2. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sổng pháp luật: Xây đựng, thực hiện, áp dụng pháp luật, ý thức và nền văn hoá pháp lý. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền vừa là một bộ phận hợp thành vừa là cơ sở tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải được tuân thủ chặt chẽ hay nói cách khác Nhà nước pháp quyền đề cao pháp luật vì vậy pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải mang những giá trị tiến bộ.

- Pháp luật phải vì con người.

Con người là giá trị cao quý nhất, là cốt lõi của mọi vấn đề, mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội nói chung xét đến cùng đều vì con người. Pháp luật được sinh ra là để bảo vệ các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của con người, vì thể pháp luật phải bảo vệ con người và là công cụ để mọi cá nhân trong xã hội tự bảo vệ mình. Pháp luật phải thể hiện nguyên tắc được làm tất cả những gì mà luật không cấm đổi với các công dân trong xã hội. Khi ban hành một văn bản pháp luật hay một hành vi pháp lý nào đều phải tính đến xem nó có phục vụ quyền lợi cho dân không, có thuận lợi cho họ không? cần phải kết hợp hài hoà những phẩm chất tự nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội, cần hài hoà cả hai mặt.

- Dân chủ hoá và tính khách quan trong đời sổng ph áp luật.

Tính khách quan của pháp luật biểu hiện ở chỗ, pháp luật phải làm sao thu hút dược sự tham gia của nhân dân, đảm bảo cho người dân tự giác, tuân thủ pháp luật. Nhân dân muốn tuân theo pháp luật, họ phải là người làm ra pháp luật, khi xây dựng vãn bản pháp luật phải lấy ý kiến của nhân dân, các nhà làm luật cần khảo sát thực tiễn xem luật có phù hợp với thực tiễn hay

không, có được nhân dân chấp nhận hay không? Có như vậy pháp luật mới đảm bảo tính khách quan và dân chủ. Pháp luật không thể chỉ thể hiện ý chí của một sổ người hay cùa những người soạn thảo luật.

- Tính nhân đạo cùa pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Nhân đạo hoá là xu thế chung của nhân loại, pháp luật các nước trên thế giới đểu nhàm hướng tới xu thế này, nhiều nước đã bỏ các hình phạt tử hình hoặc những hình phạt có thể thay thế được bằng phạt tiền.

ở nước ta, xu hướng nhân đạo trong pháp luật ngày càng được đề cao thể hiện ở chỗ hệ thống các quyền, tự do của cá nhân được pháp luật quy định ngày càng chặt chẽ, đồng thời có cơ chế, chế tài trong pháp luật để bảo đảm cho các quyền đó và để xử lý khi các quyền đó bị vi phạm.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhân đạo thể hiện ờ các quy định của pháp luật cho phép các cá nhân được làm giàu hợp pháp, cải thiện đời sống.

Trong lĩnh vực Luật Hình sự ở nước ta thể hiện tính nhân đạo, các quy phạm pháp luật hình sự ngày càng có xu hướng bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng. Hình phạt trong chế tài Luật Hình sự có những quy định mới theo hướng có lợi hom cho người phạm tội, các quy định về phụ nữ, trẻ em..., đặc biệt Bộ luật Hình sự đang chuẩn bị sửa đổi còn có xu hướng hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội không đặc biệt nghiêm trọng như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội buôn lậu, Tội chống mệnh lệnh, Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ, Tội đưa hội lộ... pháp luật không nhằm mục đích hành hạ về thể xác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.

Nhân đạo hoá trong pháp luật sẽ giúp pháp luật gần gũi với nhân dân hơn và dễ được người dân tự giác thực hiện.

Tính công bằng trong pháp luật là yếu tố rất được coi trọng, pháp luật được xem như là đại lượng công bằng để điều hành và quản lý xã hội, nếu pháp luật thiểu công bằng thì người dân sẽ không còn tin vào luật nữa và pháp luật mất đi tác dụng của nó. Trong tư tưởng pháp lý cổ đại của nhân loại đã tồn tại câu ngạn ngữ "pháp luật là nghệ thuật của sự thật và công lý"

Công bàng trong pháp luật phải được áp dụng trong cả quá trình xây dựng pháp luật, từ bản thân việc xây đựng các quy phạm pháp luật đến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Trước hết pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bàng. Khi soạn thảo các văn bản pháp iuật phải luôn chú ý đến quy định mức độ hường thụ phải tương xứng với sự cống hiến, đóng góp, việc áp đụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất, mức độ cùa hành vi vi phạm pháp luật (19, tr.68). Trong áp dụng pháp luật cũng phải công bằng, khi không có quy định pháp luật tương ứng thì người vận dụng pháp luật phải dựa trên công bằng mà giải quyết, không được dựa vào ý chí chủ quan, tuỳ tiện của mình.

Đảm bào tính tối cao của luật, tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là điều kiện để đảm bảo công bằng. Đồng thời phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân, các quyền con người phải được bào đảm bằng chế độ pháp quyền (35, tr.5).

Hiện nay ở nước ta, phải giảm bớt xu hướng hình sự hoá các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động cũng như xu hướng phi hình sự hoá những vụ việc lẽ ra phải xử lý hình sự.

- Tính minh bạch, công khai của pháp luật và an toàn pháp ỉỷ trong Nhà nước pháp quyền.

Tính minh bạch, công khai là một thuộc tính không thể thiếu được của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền. Nếu như ờ các nhà nước không phải là Nhà nước pháp quyền, pháp luật được xem như là một thứ xa lạ với người

dân, họ không được tuyên truyền, phổ biến pháp luật để biết mà thực hiện, thì trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ vận dụng, thống nhất, nhất quán, có độ tin cậy cao. Bất cứ khi nào công dân yêu cầu, Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật và các hoạt động thực tiễn pháp lý cho công dân và tổ chức. Để làm được điều đó, ngay từ khâu lập kế hoạch lập pháp phải công khai và trong quá trình thảo luận đóng góp ý kiến, phải quan tâm đến việc lấy ý kiến nhân dân, công bố kịp thời các văn bản pháp luật và chú ý đến hoại động giải thích pháp luật, nhà nước chú trọng công tác giáo đục, nâng cao tính tích cực pháp lý của công dân, tổ chức.

- Tính tổi cao của luật trong hệ thống văn bản pháp luậtnguyên tắc pháp chế trong Nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền lấy pháp luật làm công cụ điều chỉnh hàng đầu mọi quan hệ xã hội, vì vậy pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải có hệ thống thống nhất, đàm bảo Luật có vị trí tối cao so với các văn bản quy phạm pháp luật khác, các văn bản dưới luật phải tuân thủ luật, phù hợp với luật gốc. Đầy là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc pháp chế, đỏi hỏi phải tuân thủ pháp luật nghiêm túc, chặt chẽ.

- Giá trị xã hội của pháp luật và moi quan hệ giữa pháp luật và nhà nước trong Nhà nước pháp quyền.

Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là công cụ quản lý của Nhà nưởc đồng thời còn ià công cụ, phương tiện của toàn xã hội, của mỗi cá nhân, pháp luật có vai trò, giá trị xã hội to lớn.

Trước đây, trong mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, nhà nước thường chiếm ưu thế hơn pháp luật, nhà nước đứng trên pháp luật, nhưng trong Nhà nước pháp quyền, nhà nước phải phục tùng pháp luật, tuân thủ pháp luật. Muốn vậy pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải đáp ứng tiêu chí khách quan, công bằng, hợp lý, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền

định ra khuôn khổ pháp luật cho tự do của cá nhân nhưng pháp iuật không liệt kê những diều được phép hay điều bắt buộc, cản trở sự năng động sáng tạo của con người. Pháp luật phải có cơ chế đảm bảo cho nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì luật không cấm, còn tổ chức, cơ quan nhà nước chì được làm những gì mà pháp luật cho phép, pháp luật phải đảm bảo tính pháp quyền và hợp đạo đức.

- Pháp luật và đạo đức truyền thống dân tộc, phong tục, tập quản.

Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải thể hiện tính dân tộc và phải phù hợp với các quy phạm đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. Khi xây đựng một văn bản pháp luật cần xem xét đến yểu tố đạo đức bởi vì các quy phạm đạo đức có vai trò hỗ trợ cho các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Phù hợp với đạo đức và phong tục tập quán cũng ià truyền thống của người Việt Nam, do vậy cần bảo đảm kết hợp hài hoà giữa đạo đức và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

1.6.2.3. Vẩn đề dân chủ trong Nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền có mối liên hệ hữu cơ với dân chủ, yêu cầu phát triển dân chủ đòi hỏi nhà nước phải trở thành Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền đến lượt nó lại thành điều kiện cơ bản để phát triển nền dân chủ.

Ngay trong nội hàm của khái niệm dân chủ và khái niệm Nhà nước pháp quyền đã có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau về nội dung. Dân chủ là "quyền lực của nhân dân" hay "chính quyền của nhân dân", thì đó cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử, bởi vì nó thừa nhận nguồn gổc quyền lực nhà nước là ở nhân dân.

Nhà nước pháp quyền là một nhà nước dân chủ trong đó có sự ghi nhận giá trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền lợi, lợi ích, danh dự và nhân

phẩm cá nhân; nhà nước và cơ quan nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật, nhà nước xác định rõ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; nhà nước có những hình thức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc tuân theo pháp iuật.

Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được iàm những điều pháp luật cho phép còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển, tự do tối đa của nhân dân. Dân chủ hoá cũng cần được thể hiện trong đời sống pháp luật, đảm bảo sự thu hút của nhân dân tham gia làm luật, vì nhân dân là người phải tuân theo pháp luật, pháp iuật trong Nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân văn, nhân đạo, pháp luật vì con người

Như vậy, dân chủ là điều kiện tiên quyết để xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại.

1.6.2.4. Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Nhà nước pháp quyền.

Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ cốt lõi trong nhà nước, nó thể hiện bản chất của nhà nước. Trước đây, trong thời gian đài nhất là thời bao cấp, mối quan hệ đó không được coi trọng bởi quan niệm coi trọng nhà nước, nhà nước ỉà trên hết, nhà nước được phép làm tất cả nhưng cá nhân chỉ được iàm những gì mà luật cho phép. Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức về mối quan hệ đỏ đã dần dần thay đổi, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân đã được cải thiện, cá nhân được chú trọng hơn, được quan tâm hơn, được đảm bào quyền và lợi ích hợp pháp. Nhưng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền mổi quan hệ đó đòi hỏi càng phải được thay đổi cả về

nhận thức và trong thực tiễn quy định tổ chức và hoạt động của nhà nước, cá nhân công đân không những chỉ được làm tất cả những gì mà luật không cấm mà còn được bảo vệ, nhà nước phải có nghĩa vụ bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân. Cá nhân trong Nhà nước pháp quyền được tạo điều kiện để phát huy tất cả năng lực, khả năng của họ, được tự do phát huy cái tôi của mình, tự do sáng tạo. Mọi quy định của cơ quan nhà nước đều phải đặt lợi ích của công dân lên hàng đầu, trước khi ra một quy định hay một hành vi nào đó của cơ quan nhà nước đều phải đặt câu hỏi xem nó có vì lợi ích của công dân hay không, có tạo thuận lợi cho công dân hay không. Nghĩa là Nhà nước pháp quyền coi trọng cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước.

1.6.3. N hững đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.6.3.ỉ. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dãn, do nhăn dân, vì nhân dân, (ất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Nhà nước pháp quyền thể hiện quyền lực nhà nước một cách chính đáng nhất. Trong khuôn khổ của một chế độ chính trị, quyền lực nhà nước phải được xác lập và thực hiện trên cơ sở nhân dân đích thực là người chủ quyền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 29)