Cứ đến ngày Mội trường thế giới mùng 5-6 hàng năm, nhà trường nơi Vy học lại phát động nhiều phong trào tích cực bảo vệ môi trường như trồng cây

Một phần của tài liệu 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29)

học lại phát động nhiều phong trào tích cực bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh dọn dẹp trường lớp… Hưởng ứng phong trào của trường, lớp của Vy hào hứng muốn tổ chức một vài hoạt động để bảo vệ môi trường song chưa biết lựa chọn hoạt động nào. Trong đó bạn lớp trưởng Dũng lại cho rằng nên tập trung các hoạt động bảo vệ rừng vì rừng đang ngày càng cạn kiệt. Điều đó có đúng không? Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường?

Trả lời

Bảo vệ môi trường là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng; mà tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước.

Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; hướng dẫn, giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Pháp luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tổ chức, cá nhân, đồng thời khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Trong bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quí báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay diện tích rừng và chất lượng tài nguyên rừng trong cả nước đã bị suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng. Do vậy, ý kiến của Dũng là hoàn toàn chính xác.

9. A là một thanh niên nông thôn 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp PTTH, dokhông có điều kiện thi đại học, A quyết định ở lại và làm giàu trên chính mảnh

Một phần của tài liệu 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w