Trả lời
Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền của công dân trong lĩnh vực chính trị bao gồm: Quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước, tham gia quản lý nhà nước và xã hội ; Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước ; Quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ; Quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ; Quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào...
Đây là các quyền cơ bản của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, được Hiến pháp ghi nhận. Quyền bình đẳng về chính trị của công dân thể hiện: đã là công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định thì đều được hưởng các quyền chính trị nêu trên mà không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào.
Điều 52 Hiến pháp năm 1992 khẳng định : “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Điều 53 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Công dân có quyền tham gia quản lý
Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Điều 54 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: “Công dân, không phân biệt dân
tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
Hay: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.