Xã H tỉnh ĐB có nhiều đồng bào dân tộc như người H’Mông, người Dao, người Thái và người Kinh chung sống đoàn kết với nhau Thời gian gần đây

Một phần của tài liệu 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Trang 44)

người Thái và người Kinh… chung sống đoàn kết với nhau. Thời gian gần đây có những kẻ xấu tuyên truyền gây kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc làm cho bà con dân tộc H’Mông, dân tộc Dao và dân tộc Thái hiểu lầm mâu thuẫn với nhau. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các cơ quan chức năng của Nhà nước đã mất nhiều thời gian, công sức mới tìm được thủ phạm và củng cố được tình đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Pháp luật nước ta quy định thế nào về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? Hành vi gây kỳ thị, chia rẽ dân tộc bị xử lý thế nào ?

Trả lời

Điều 5 Hiến pháp năm 1992 khẳng định:

“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong xây dựng và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc, trên cơ sở tôn trọng, tin cậy và tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bình đẳng giữa các dân tộc tạo điều kiện để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có sự phát triển ngang bằng nhau về mọi mặt.

Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của Cách mạng Việt nam, là động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải thực hiện bình đẳng dân tộc. Mọi hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điểm b, khoản 1, Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về việc xử lý đối với hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như sau :

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

....

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Một phần của tài liệu 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Trang 44)