quân sự của địa phương, trong khi Quân hăng hái tham gia khám tuyển vì nghĩ rằng đi nghĩa vụ quân sự là thể hiện yêu nước, thì Thịnh lại cho rằng việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc nên không chịu đi khám. Hơn thế nữa, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần và đã bị xử lí hành chính, Thịnh vẫn lẫn lữa không đi và bỏ trốn đi nơi khác. Xin hỏi, việc đi nghĩa vụ quân sự có phải bắt buộc hay không? Việc làm của Thịnh có vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững đất nước.
Điều 77 Hiến pháp năm 1992 quy định: ”Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Mọi công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
Để mọi công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
Khoản 2 Điều 6 Luật quốc phòng quy định “Công dân phải trung thành với Tổ
chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”.
Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi công dân. Theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự, Thịnh và Quân đã 19 tuổi đủ tuổi gọi nhập ngũ. Do vậy, việc Thịnh không chịu khám nghĩa vụ quân sự, trốn tránh việc việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân đã vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định của Luật nNhĩa vụ quân sự. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự của Thịnh đã bị nhắc nhở nhiều lần, đã bị xử lí hành chính mà cón tái phạm, có thể coi là phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.