được phân công làm cùng một việc là làm chuyên viên quản lý nhân sự của công ty. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Nam, Lan mới được biết mức lương Nam được trả cao hơn hẳn lương của Lan. Lan thắc mắc điều đó với lãnh đạo công ty thì nhận được lời giải thích: lao động nam được trả lương cao hơn vì nam giới không nghỉ thai sản, nghỉ con ốm. Lao động nữ đã được hưởng bảo hiểm trong
thời gian nghỉ thai sản, con ốm nê phải hưởng lương thấp hơn lao động nam. Giải thích của lãnh đạo công ty đúng hay sai. Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
Trả lời
Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định :
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau...”.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Khoản 1, Điều 13, Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
“ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngời phụ nữ thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ: “Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, giải thích của lãnh đạo công ty TN về việc trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam vì đã được hưởng bảo hiểm khi nghỉ thai sản là sai, vi phạm quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.