Sự cần thiết phải hoàn thiện luật pháp quốc tế về chống biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 83)

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện luật pháp quốc tế về chống biến đổi khí hậu đổi khí hậu

Trong thế kỷ XXI, mục tiêu mà thế giới hướng tới đó là loại bỏ hoàn toàn các chất gây suy giảm tầng Ôzôn, giữ nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C bằng cách cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống mức thích hợp. Để đạt được điều này, các quốc gia cần phải nỗ lực hết sức mình nhằm thực thi các thoả thuận quốc tế đã đạt được cũng như xây dựng các điều ước quốc tế mới nhằm hạn chế lượng khí nhà kính do con người phát thải ra.

Về vấn đề loại bỏ các chất gây suy giảm tầng Ôzôn, với Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, các quốc gia đã có một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về vấn đề này và các điều ước quốc tế này đã được các quốc gia thực hiện khá tốt. Đến năm 2010, về cơ bản các quốc gia đã loại bỏ được khí CFCs, nguyên nhân chính làm phá huỷ tầng Ôzôn trong những năm qua, và tiến tới loại trừ khí HCFCs, chất thay thế tạm thời CFCs có chỉ số làm suy giảm tầng Ôzôn thấp hơn vào năm 2040. Việc loại trừ HCFCs được nhiều nhà khoa học đánh giá là có thể thực thi được nếu các quốc gia có những chính sách và biện pháp hợp lý do đã có nhiều chất thay thế, tuy chi phí sản xuất còn cao [6].

Sự nóng lên của trái đất gây nên biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được cộng đồng quốc tế thế giới quan tâm nhất trong thế kỷ XXI. Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto đã tạo ra một khung pháp lý cơ bản điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, mỗi năm chúng ta phóng thích gần 7 tỷ tấn cacbon vào khí quyển, nơi mà nó sẽ lưu lại khoảng 1 thế kỷ, làm tăng hàm lượng khí

CO2 trong khí quyển và làm bức xạ nhiệt mặt trời bị giữ lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, lượng khí nhà kính khác hàng năm mà con người thải ra cũng rất lớn. Về căn bản, chỉ có biện pháp cắt giảm quyết liệt phát thải CO2 toàn cầu xuống 2/3 hoặc hơn nữa, mới có thể ngăn chặn nồng độ khí tăng cao hơn và phòng ngừa sự thay đổi khí hậu khốc liệt hơn. Nghị định thư Kyoto, tuy vậy, chỉ đòi hỏi những cắt giảm vừa phải ở mức phát thải ít hơn 5,2%. Mỹ không ủng hộ Nghị định thư Kyoto, các nước đang phát triển không phải thực hiện bất cứ việc cắt giảm nào, và điều này có hiệu lực đến năm 2012 [35]. Có lẽ điều chủ yếu nhất của Nghị định thư không cung cấp một kế hoạch chi tiết để chúng ta biết kết thúc ở đâu và làm cách nào mà chúng ta đạt được kế hoạch đó. Hơn nữa, Nghị định thư Kyoto đang đứng trước khả năng không thực hiện được do nhiều lý do nhiều quốc gia trên thế giới chưa có biện pháp hợp lý nhằm cắt giảm phát thải các loại khí nhà kính ( kể cả các nước đã cam kết cắt giảm). Tuy nhiên, việc thúc đẩy thực hiện Nghị định thư Kyoto là một công việc có ý nghĩa vì nó mở ra cho những nhà đàm phán để bắt đầu thảo luận việc cần làm kế tiếp. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay nỗ lực thực hiện cũng như xây dựng điều ước quốc tế mới thay thế Kyoto. Đây chính là vấn đề cần được các quốc gia giải quyết trong những năm tới của thế kỷ XXI.

3.2. Một số kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 83)