Nhằm triển khai thực hiện Công ước, tại Hội nghị các bên lần thứ III tổ chức vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được đệ trình. Tuy nhiên, do một số nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn (Hoa Kỳ, Úc…)
phản đối nên Nghị định thư chưa có hiệu lực trong thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ XXI, với sự phê chuẩn của nước Nga vào tháng 10 năm 2004, Nghị định thư cuối cùng đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1 năm 2005. Đây là một bước tiến quan trọng của thế giới nhằm hạn chế các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trong thế kỷ XXI.
Trong quá trình đưa ra các cam kết giảm thải về định lượng, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra các chính sách và biện pháp chung nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững như:
- Nâng cao hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế quốc dân;
- Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ các khí nhà kính có tính đến những cam kết theo các hiệp định môi trường quốc tế liên quan; đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững, trồng rừng và khôi phục rừng;
- Đẩy mạng các phương thức canh tác nông nghiệp bền vững xét về mặt biến đổi khí hậu;
- Nghiên cứu, đẩy mạnh việc phát triển và tăng cường sử dụng các dạng năng lượng mới và năng lượng tái tạo, các công nghệ thu hồi cácbon dioxid và các công nghệ tiên tiến và sáng tạo lành mạnh cho môi trường;
- Giảm dần hoặc loại trừ dần những sai lệch của thị trường, những khuyến khích về tài chính, miễn trừ thuế và các trợ giá trong mọi lĩnh vực phát thải khí nhà kính đi ngược lại mục tiêu của Công ước Khung và việc áp dụng các công cụ thị trường;
- Hợp tác với các bên để trao đổi kinh nghiệm và thông tin về các chính sách, biện pháp chống biến đổi khí hậu.
Một nội dung rất quan trọng mà các quốc gia đã đạt được trong Nghị định thư Kyoto đó là đặt ra được những mục tiêu nhằm giảm phát thải khí nhà kính định lượng đối với các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tòan bộ cam kết trong thời kỳ đầu tiên (2008-2012) sẽ giảm
mức khí thải nhà kính xuống thấp hợp 5,2% so với mức phát thải của năm 1990 [26]. Theo Nghị định thư, các nước đang phát triển không phải cam kết giảm phát thải nhưng phải báo cáo định kỳ lượng phát thải của mình.
Ngoài ra, Nghị định thư cũng xây dựng ba “Cơ chế mềm dẻo” để giúp các nước phát triển giảm chi phí thực hiện mục tiêu giảm phát thải bằng cách giảm phát thải ở các nước khác với mức chi phí thấp hơn so với thực hiện giảm phát thảu trong nước mình. Đó là:
- Cơ chế mua bán lượng khí thải (Emision Trading - ET) cho phép các nước có thể mua bán với nhau về số lượng khí thai trong mức quy định. Nước nào không dùng hết lượng khí thải (vì sử dụng ít năng lượng hóa thạch, do kinh tế chậm phát triển…) có thể bán số lượng thải khí du cho một nước nào đó sẵn sàng trả giá cao nhất (ví dụ như các nước đang trên đà phát triển mạnh mà chưa có các biện pháp nhằm giảm phát thải hiệu quả)
- Cơ chế cùng thực hiện (Joint Implementation - JI) cho phép các nước công nghiệp cùng nhau thành lập và thực hiện chung các phương án bảo vệ khí hậu. Theo đó các phương án có thể dùng ở nước A nhưng do nước B giúp đỡ, qua đó nước A giảm được khí thải và một tỷ lệ cân xứng sẽ được giảm cho nước B.
- Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) cho phép các nước công nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ ít phát thải vào các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn so với đầu tư trong chính nước mình để nhân lại tín dụng giảm phát thải (CERs) và có thể báo cho các nước phát triển khác.
Trong ba cơ chế của Nghị định thư Kyoto thì CDM là cơ chế đặc biệt liênquan đến các nước đang phát triển và được nhiều quốc gia áp dụng. Nếu như cơ chế mua bán lượng phát thải và cơ chế cùng thực hiện chỉ áp dụng giữa các nước có nghĩa vụ cắt giảm phát thải theo cam kết thì cơ chế phát triển sạch lại áp dụng cho các nước đang phát triển là những nước không có
nghĩa vụ cắt giảm phát thải. Bằng cơ chế này, các nước đang phát triển vừa có thể tham gia vào nỗ lực chung nhằm giảm phát thải, vừa có được công nghệ tiên tiến, ít phát thải nghĩa là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước đang phát triển.
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu . Trong đó những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun đắp thành công cho nghị trình hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các bên liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007 [5].
Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto:
Nghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non- Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch).
Các quốc gia Annex I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1,3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước Annex I phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều nước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra vào năm 2008). Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao động giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland), nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau nên một số nuớc kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27% (so với 1999). Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013 [38].
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước Annex I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước Non-Annex I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải gây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia này nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn có thể bán cho các nước Annex I. Qui định này xuất hiện trong Nghị định thư do:
Có dấu hiệu lo ngại rằng chi phí bỏ ra cho mục tiêu được kí kết trong Nghị định thư là quá đắt đối với các nước Annex I , đặc biệt là các nước đã đầu tư rất hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường trên đất nước họ và đã đạt tiêu chuẩn môi trường sạch. Vì lí do đó, Nghị định thư cho phép những nước này mua lượng hạn ngạch cacbon cho phép (Cacbon Credit) từ các nước nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol trên thế giới thay vì tiến hành nâng cấp tiêu chuẩn môi trường trong nước.
Điều này được xem như một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích các nước thuộc nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính (phát triển bền vững), hơn nữa điều này là rất kinh tế vì lượng đầu tư vào các quốc gia nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol sẽ tăng lên thông qua việc mua bán hạn ngạch cacbon cho phép (với điều kiện các nước này phải tham gia vào chương trình cắt giảm khí thải qua chương trình CDM).
Mục tiêu chính của Nghị định thư:
Nghị định thư Kyoto được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Mục tiêu được đặt ra nhằm: Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường.
Theo Chương trình hợp tác giữa các chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change-IPCC) nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1.4°C (2.5°F) đến 5.8°C (10.4°F) từ 1990 đến 2100 [39].
Các bên ủng hộ cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto phải là bước đầu tiên vì các điều kiện để thỏa mãn Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu - UNFCCC sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người.
Nghị định thư Kyoto chấp nhận một hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định thư Kyoto một cách linh hoạt hơn khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Bình quân những nước này cần phải đạt mục tiêu lượng khí thải hàng năm thấp hơn 5.2% so với lượng thải năm 1990 và cam kết này có hiệu lực từ 2008 đến 2012. Mặc dù điều này được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế nhưng trong thực tế các nước tham gia điều tiến hành đối với các loại hình liên quan đến các cơ sở công nghiệp sản xuất năng lượng và giấy. Điều này có nghĩa những thành phần mua hạn ngạch sẽ là những đơn vị sản xuất kinh doanh có mức khí thải vượt quá số hạn ngạch cho phép.
Hạn ngạch khí thải qui định trong Nghị định thư Kyoto được cung cấp bởi chương trình cơ cấu phát triển sạch - CDM và chương trình hỗ trợ bổ sung - Joint Implementation (Projects)/JI. Chương trình cơ cấu phát triển sạch/CDM cho phép các nước đang phát triển tham gia Kyoto thương mại hóa các khoản hạn ngạch cacbon của nó trong khi Chương trình hỗ trợ bổ sung/JI cho phép các nước Annex I qui đổi lượng khí thải vượt trần cho phép (đã cam kết khi kí Nghị định thư Kyoto) sang lượng khí thải tương ứng của các nước Non-Annex I có tham gia Chương trình cơ cấu phát triển sạch dưới dạng các đơn vị hạn ngạch cacbon.
Những người ủng hộ Nghị định thư Kyoto cho rằng công cuộc đấu tranh giảm thiểu các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là việc làm tối quan trọng vì các loại khí này là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Ý kiến này cũng đã được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu. Hầu như toàn bộ quốc hội của các nước tham gia ký kết điều ủng hộ các qui tắc ứng xử trong Nghị định thư. Trong đó phần nhiều là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và các tổ chức bảo vệ môi trường. Bản thân Liên hiệp quốc và các cơ quan tham vấn phát triển công nghệ (chủ yếu là của các nước G8)
cũng đã đệ trình những báo cáo ủng hộ cho tương lai của Nghị định thư Kyoto.
Một nhóm các tổ chức thương mại lớn của Canada cũng lên tiếng kêu gọi những hành động cấp bách cho vấn đề ấm nóng toàn cầu và nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto chỉ là bước quan trọng đầu tiên.
Một vài chuyên gia quan tâm đến vấn đề gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho rằng, Nghị định thư sẽ có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra.
Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường với suy nghĩ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các cam kết.