Thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 52)

khí hậu tại Copenhanghen, Đan Mạch

Ngày 7/12/2009, hội nghị lớn và quan trọng nhất trong lịch sử của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 15 (COP 15) đã khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch.

Trước thềm hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học hàng đầu về khí hậu đã đưa ra một bản báo cáo chi tiết về những ảnh hưởng xấu của sự biến đổi khí hậu tới Trái đất. Đồng thời, bản báo cáo có tên Copenhagen Diagnosis, cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Sáng ngày 19/12/2009, các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu đã ''ghi nhận'' bản Thỏa thuận

Copenhagen. Thỏa thuận này đã được lãnh đạo 28 quốc gia công nghiệp phát triển và quốc gia đang trổi dậy thông qua vào tối ngày 18/12. ''Ghi nhận'' là một từ ngữ không có tính chất bó buộc về mặt pháp lý và chính trị

so với việc thông qua bằng sự đồng thuận. Nhờ thủ tục đặc biệt này mà bản Thỏa thuận Copenhagen vẫn có hiệu lực mà không cần được toàn thể các nước tham gia thông qua, một khả năng không thể xảy ra do bất đồng giữa các nước đang phát triển tại hội nghị Copenhagen.

Chỉ bao gồm 3 trang, bản Thỏa thuận Copenhagen ấn định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng không đề ra những phương cách đạt được mục tiêu. Văn bản chỉ kêu gọi các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển từ đây đến tháng tư khẳng định bằng giấy trắng mực đen những cam kết về giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính, mà không đề ra những mục tiêu cụ thể [39]. Thỏa thuận này dự trù các cơ chế bảo đảm sự minh bạch của việc thực hiện các cam kết đó. Thỏa thuận Copenhagen còn dự trù viện trợ 10 tỷ đôla hàng năm trong vòng ba năm tới để giúp các nước nghèo thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Số tiền này sau đó sẽ tăng lên thành 100 tỷ đôla từ đây đến năm 2020. Một ''Quỹ Xanh Khí hậu'' sẽ được lập ra để hỗ trợ các dự án của các nước đang phát triển nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính.

Tuy nhiên có quá nhiều quan điểm khác nhau xung quanh bản thỏa thuận này: Nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo vệ môi trường chỉ trích kết quả hội nghị mà họ cho là một sự ''thảm bại'', vì thỏa thuận Copenhagen không có tính chất ràng buộc, mà cũng không đề ra các mục tiêu cho năm 2020 cũng như 2050. Nhiều nhà thương thuyết cũng rất thất vọng vì đoạn nói về sự cần thiết đạt đến một hiệp định ''có tính chất ràng

buộc về pháp lý từ đây đến hội nghị Mexico năm 2010'' rốt cuộc đã không thấy được ghi trong bản thỏa thuận.

Cho đến lúc hội nghị bế mạc , tất cả các chính phủ có vẻ muốn chìa khóa cho vấn đề biến đổi khí hậu chỉ nằm trong khuôn viên của hội nghị mà thôi. Cuối cùng một thỏa thuận đạt được trong phò ng họp kín chứ không tại hội nghị. Đúng ra các nước phải xét đến vị trí của nước khác và thực sự đàm phán như hồi ở Kyoto - các nước phát triển đưa ra nhiều hoài bão , lập trường thay đổi trong đàm phán , và một hiệp ư ớc được thực hiệ n. Liên hợp quốc đã yêu cầu các nước gửi mục tiêu khí thải vào cuối tháng 1 năm 2010, nhằm mở đường cho các cuộc thảo luận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2010 ở Mexico nhằm khắc phục thất bại của hội nghị thượng đỉnh Copenhagen vào cuối năm ngoái khi chỉ đưa ra được một thỏa thuận không mang tính ràng buộc pháp lý vào phút chót.

2.2. Vấn đề thực thi các điều ƣớc quốc tế về chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của tương lai mà trở thành vấn đề hết sức cấp bách của thế giới ngày nay. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề biến đổi khí hậu với mục tiêu hạn chế, thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc thực thi các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu đã có nhiều thành tựu đáng kể góp phần chống biến đổi khí hậu và hạn chế các hậu quả xấu của nó, tuy nhiên, trên nhiều phương diện, việc thi hành các điều ước này vẫn còn những vấn đề đang tồn tại cần được khắc phục.

2.2.1. Trên bình diện quốc tế

a. Các mục tiêu và vấn đề đã giải quyết được

Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn được coi là những điều ước quốc tế thành công nhất trong lĩnh vực môi trường. Nghị định thư Montreal đã đạt được sự đồng

thuận và tham gia của 100% các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng được tất cả các ngành, tập đòan công nghiệp và người dân toàn cầu ủng hộ [1].

Nghị định thư Montreal quy định loại trừ hoàn toàn chất làm suy giảm tầng Ôzôn nhóm CFCs vào 1/1/2010 và từ năm 2010 tất cả các nước thành viên sẽ triển khai loại trừ các chất HSFCs và loại trừ về cơ bản các chất HCFCs vào năm 2040. Theo ước tính của các nhà khoa học, kể từ 1/1/2010, khoảng 1,5 tỷ tấn các chất làm suy giảm tầng Ôzôn nhóm CFC, Halon và CTC sẽ được loại trừ hòan tòan trên thế giới, giảm phát thải khoảng 25 tỷ tấn CO2 tương đương, đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu (các chất làm suy giảm tầng Ôzôn cũng là các khi nhà kính gây nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2) [35].

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có Nghị định thư Montreal, bầu khí quyển của chúng ta sẽ phải hấp thụ một lượng khí nhà kính cao gấp đôi hiện nay và do tác động của tia tử ngoại sẽ có thêm 20 triệu người mắc bệnh ung thư da, 130 triệu người mắc bệnh đục thủy tinh thể, khiến thế giới sẽ phải bỏ ra khoảng 4-5.000 tỷ đô la vào việc chữa bệnh.

Các nước phát triển đã đi đầu trong việc loại trừ các chất nói trên và đóng góp tài chính vào Quỹ đa phương về Ôzôn (gần 3 tỷ đô la), để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện dần các nghĩa vụ do Nghị định thư quy định.

Các biện pháp mang tính quốc tế nhằm bảo vệ tầng Ôzôn ở tầng bình lưu đã đạt được thành công đáng kể. Trong Liên minh Châu Âu (EU), pháp luật hiện tại - nhìn chung có nhiều tham vọng hơn Nghị định thư Montreal năm 1987 - đã giúp loại trừ 99% các chất làm suy giảm tầng Ôzôn; do đó chứng tỏ cam kết của EU dẫn đầu trong việc thực hiện các thỏa thuận môi trường đa phương. Ngày 25/03/2009, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu (EC) đã đạt được thỏa thuận về dự luật mới bảo vệ tầng Ôzôn. Mục đích

của luật mói là để luật bảo vệ tầng Ôzôn của EU phù hợp với sự phát triển khoa học mới nhất và đơn giản hóa chúng. Luật cũng tăng cường các biện pháp chỗng buôn bán và sử dụng trái phép các chất làm suy giảm tầng Ôzôn ở EU và đưa ra các biện pháp ngăn cản việc bán các chất làm suy giảm tầng Ôzôn ở các nước đang phát triển. Luật mới hạn chế hơn nữa việc sử dụng một số chất làm suy giảm tầng Ôzôn như các chất hydroclorofluorocarbon và methyl bromide. Luật cấm sử dụng các chất HCFCs gốc từ năm 2010 trong khi vấn cho phép sử dụng đến cuối năm2014 các chất HDFCs tái chế trong một số điều kiện cụ thể. Sản xuất xuất khẩu các chất HCFCs - chủ yếu xuất khẩu đến các nước đang phát triển, nơi được loại trừ chậm hơn khoảng 10 năm -sẽ chấm dứt vào năm 2020 theo từng giai đoạn giảm dần thay cho thời hạn cũ là năm 2025 [5].

Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định thư Montreal, các quốc gia cũng đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc buôn bán các chất làm suy giảm tầng Ôzôn, trong đó vai trò của các cơ quan Hải quan rất được chú trọng.

Năm 2009 đã chứng kiến nhiều vụ Hải quan thu giữ các chất làm suy giảm tầng Ôzôn, trong đó có gần 19.000 kg các chất CFCs được sử dụng cho tủ lạnh. Con số hé mở mức độ buôn bán trái phép các chất này. Ngoài ra, tháng 5/2009 Hải quan Thái Lan cũng đã bắt giữ thành công vụ vận chuyển 1.140 xi lanh chất R-12 và phá vỡ âm mưu buôn lậu 1115 xi lanh chất R-12. Cũng tháng 5/2009 Hải quan Indonesia đã thu giữ được 656 thùng R-12 tinh chất 99%. Các cán bộ Hải quan Trung quốc cũng đã bắt giữ được vụ đầu tiên tại biên giới phía tây nước này với hơn 100 kg chất HCFC-22 (sử dụng trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ) khi hàng hóa đang trên đường tới khu vực Trung Á. [35].

Trong bản báo cáo công bố nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn (16/9/2009) Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã hoan nghênh "các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tầng Ôzôn. Đây

được coi là một thành công, nó cho phép ngăn chặn các lỗ thủng mới của tầng Ôzôn và góp phần hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính".

Được xây dựng từ công trình nghiên cứu của 300 nhà khoa học quốc tế, báo cáo vừa công bố tái khẳng định hiệu quả của Nghị định thư Montreal, được ký ngày 16/9/1987, theo đó bắt buộc loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone bao gồm các chất CFC, CTC, halon, HCFC và methyl bromide, trong đó các chất CFC, halon và CTC được loại trừ hoàn toàn từ ngày 1/1/2010 và các chất HCFC sẽ được loại trừ hoàn toàn vào năm 2040. Hiện nay, Nghị định thư Montreal quy định đối với 96 sản phẩm, trong đó quá trình sản xuất và sử dụng bị cấm hay bị hạn chế.

Trong báo cáo, UNEP chỉ ra rằng nhờ có bản thỏa thuận quốc tế này, thế giới đã giảm thiểu được hơn 98% việc sản xuất và tiêu thụ các chất hóa học phá hủy tầng ozone. "Báo cáo lưu ý rằng các hành động để bảo vệ tầng Ôzôn không chỉ là một thành công mà nó còn tiếp tục làm gia tăng nhiều lợi ích đối với các nền kinh tế, trong đó đặc biệt là cố gắng nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ", Giám đốc UNEP, Achim Steiner, nhấn mạnh trước khi đánh giá những lợi ích khác của Nghị định thư Montreal trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo UNEP, 20 triệu trường hợp mắc ung thư da mới và 130 triệu trường hợp mắc bệnh đục thủy tinh thể đã có thể tránh được nhờ vào Nghị định thư này do nó đã ngăn chặn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tương ứng với hơn 135 tỷ tấn đi-ô-xít các-bon.

Trong bức thông điệp được gửi đi nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon, cũng đã lưu ý tới hiệu quả của Nghị định thư Montreal, được nhận thấy rõ trên phạm vi toàn thế giới như là một bản thỏa thuận quốc tế về môi trường hữu hiệu nhất từ trước tới nay được áp dụng. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon đã chỉ rõ: "Nhờ vào việc tôn trọng một cách chặt chẽ các quy định của thỏa thuận ở

mức độ quốc gia và quốc tế, các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã giảm được hơn 98% việc sản xuất và tiêu thụ các chất hóa học độc hại này. Các chất hóa học hủy hoại tầng ozone cũng đồng thời gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Nghị định thư góp phần rất lớn đấu tranh chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Theo Tổng Thư ký Ban Ki-moon, ngày kỷ niệm năm nay là dịp để công bố và nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của một văn bản quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu về môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia Nghị định thư Montreal tiếp tục tiến hành theo cách thức này và nghiên cứu các hình thức hợp tác khác để có thể giúp loại bỏ các thách thức khác về môi trường, đặc biệt là các thách thức về biến đổi khí hậu", ông nói thêm, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phát triển thêm nhiều công cụ để bảo vệ tầng ozone đấu tranh chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tại Nghị quyết số 49/114 ngày 19/12/1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 16/9 hàng năm là Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn nhằm kỷ niệm ngày ký kết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn vào năm 1987.

Việc ký kết và thực hiện Nghị định thư đã nhận được sự đồng thuận toàn cầu của các chính phủ, 196/196 quốc gia đã phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư (Đông Timor là quốc gia cuối cùng đã phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 16/9/2009), sự đồng thuận của các ngành, tập đoàn công nghiệp, của tất cả những người sử dụng trên toàn thế giới.

Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn năm nay được tổ chức với chủ đề ''Bảo vệ tầng Ôzôn: Điều hành và tuân thủ tốt nhất'', một chủ đề ghi nhận cơ chế thực hiện Nghị định thư thống nhất và hiệu quả trên toàn cầu, làm nên một điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay.

Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ra đời đánh dấu sự nỗ lực của thế giới nhằm chống lại hiện tượng nóng lên của trái đất. Cho tới nay, Công ước Khung đã có hiệu lực được hơn 15 năm và các quốc gia đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi công ước.

Để triển khai thực thi công ước cũng như thảo luận việc xây dựng các chính sách nhằm chống lại biến đổi khí hậu và hạn chế các hậu quả xuất của nó, Hội nghị các bên của Công ước Khung (COP) đều được tổ chức hàng năm nhằm thực hiện điều này. Đây có thể coi là diễn đàn lớn nhất trên thế giới, nơi các quốc gia ngồi lại với nhau để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu. Các cuộc hội nghị đã đạt được nhiều kết quả, quan trọng nhất là thông qua Nghị định thư Kyôtô (COP3 năm 1997), Lộ trình Bali (COP13 năm 2007) và Hiệp ớpc Côpenhagen (COP15 năm 2009). Điều này đã góp phần quan trọng vào việc chống biến đổi khí hậu.

Nghị định thư Kyoto là một văn bản pháp lý quốc tế đánh dấu bước tiến đầu tiền của thế giới nhằm hạn chế lượng khí nhà kính do con người thải ra, nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu ngày nay. Đến nay đã có khỏang hơn 180 quốc gia trên thế giới phê chuẩn Nghị định thư.

Nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị định thư Kyôtô, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc hạn chế phát thải lượng khí nhà kính của mình.

Một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) là những nước đi đầu trong việc chống biến đổi khí hậu cũng như thực thi cam kết của mình theo Nghị định thư Kyôtô, thậm chí còn đặt mục tiêu giảm thải dài hạn từ 15% đến 30% vào trước năm 2020. Ngày 28/01/2009, Liên minh Châu Âu vừa công bố bản kế hoạch quốc tế nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, trong đó sẽ dành hàng tỷ USD viện trợ cho các nước nghèo nhất thế giới để chống lại tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu. Kế hoạch này có tác dụng như giải pháp của EU cho thế giới nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, với kế hoạch

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 52)