Khoảng cuối những năm 1960, cùng với việc xuất hiện đạo luật đầu tiền về môi trường trên thế giới, người dân cũng như Chính phủ các nước đã bắt đầu có sự quan tâm nhất định tới vấn đề môi trường.
Nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu, các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đều nhận thấy cần phải có những hành động
thiết thực để loại bỏ các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu bất thường. Những thỏa thuận quốc tế có liên quan đến biến đổi khí hậu đã được ký kết. Khởi đầu là vào năm 1979, theo đề xuất của các nước Bắc Âu và dưới sự bảo trợ của Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc về Châu Âu, Công ước chống gây ô nhiễm không khí qua biên giới tầm xa đã được các nước Châu Âu ký kết. Năm 1985, hai nghị định thư ban hành kèm theo Công ước này cũng đã được thông qua. Sau đó là Công ước viên về bảo vệ tầng Ôzôn (1985), Nghị định Môntreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn (được bổ sung năm 1990). Đến năm 1888, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Nghị quyết số 43/53, thừa nhận sự biến đổi khí hậu là một vấn đề thực sự cần sự quan tâm của cả nhân loại. Cũng trong năm đó, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã thành lập nhóm chuyên gia Liên chính phủ để nghiên cứu sự biến đổi khí hậu (IPCC), đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể có đối với toàn cầu và đề ra chiến lược đối phó với hiện tượng này. Đến năm 1990, IPCC dã xuất bản báo cáo kết luận rằng sự tích tụ của khí nhà kính dẫn đến nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất nóng lên trong thế kỷ sau. Báo cáo cũng khẳng định biến đổi khí hậu là mối đe dọa toàn cầu và kêu gọi cần phải có điều ước quốc tế nhằm giải quyết vấn đề này. Cuối năm 1990, Hội nghị khí hậu thế giới cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự. Người ta thấy rằng cần phải đi đến một thỏa thuận quốc tế để phối hợp hành động của các quốc gia để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu [8].
Tuy nhiên, phải đến năm 1991, trong Hội nghị thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường tại Riô - De Janeirô, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc mới chính thức ra đời. Để triển khai thực hiện công ước, tại Hội nghị các bên lần thứ 3 (COP3) tổ chức vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyôtô đã được đưa ra. Tuy nhiên, những cam kết trong nghị định thư Kyôtô không có cơ hội được thực hiện trong thế kỷ XX do bốn nước là
Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Lichtenxten và Monaco (trong đó Hoa Kỳ và Ôxtrâylia đã phát thải hơn 1/3 tổng lượng khí nhà kính trên toàn cầu) không tham gia Nghị định thư bất chấp sự lên án của dư luận quốc tế. Với những nỗ lực to lớn của cộng đồng quốc tế, đếnngày 16 tháng 2 năm 2005, Nghị định thư Kyôtô đã có hiệu lực sau khi Liên bang Nga phê chuẩn [18]. Sau đó, nhằm xây dựng một điều ước quốc tế mới thay thế Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012, Hội nghị các bên của Công ước lần thứ 13 tại Bali đã thông qua lộ trình Bali để hướng tới việc thông qua một điều ước quốc tế mới thay thế nghị định thư Kyôtô vào Hội nghị các bên lần thứ 15 tại Copenhagen, Đan Mạch. Tại hội nghị này, việc một điều ước quốc tế mới có tính pháp lý ràng buộc các bên đã không được thông qua. Các quốc gia chỉ đạt được một thỏa thuận (Hiệp ước Côpenhagen - Copenhagen Accord) mang tính chính trị thuần túy và được các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thừa nhận là không đủ mạnh để ngăn chặn trái đất nóng lên. Việc xây dựng một điều ước quốc tế mới thay thế Nghị định thư Kyôtô sẽ được các nước tiếp tục đàm phán trong các hội nghị lần sau.
1.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thưởng của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyền và thủy quyển không ngừng nóng lên làm xao động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống loài người.
Trong bối cảnh đó, luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu đã phát triển rất nhanh chóng. Xuất phát từ những lợi ích khác nhau giữa các quốc gia trong vấn đề chống biến đổi khí hậu việc nghiên cứu nguyên nhân, tác động, hậu quả của biến đổi khí hậu là vấn đề cần thiết cho việc ban hành các văn bản pháp luật mang tính quốc tế.
Trong phần này, tôi muốn nhấn mạnh rằng nhìn từ góc độ nào đó không có biên giới bởi một lẽ hết sức đơn giản là: các thành phần tự nhiên của nó đều có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Sự tác động vào khí hậu ở một nơi nào đó trên thế giới đều có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến các khu vực khác. Bởi vậy, việc điều chỉnh pháp lý quốc tế các vấn đề chống biến đổi khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt, thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế giữa các chủ thể Luật quốc tế.
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được luật pháp quốc tế đề cập tương đối nhiều. Một hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu đã được xây dựng và đưa ra thực thi. Cùng với đó là những nỗ lực của cộng đồng thế giới trong những năm gần đây nhằm tiếp tục xây dựng các văn bản pháp lý mới về biến đổi khí hậu với mục tiêu ngày càng cao hơn để cứu trái đất khỏi thảm họa do chính con người gây ra. Nhưng những cố gắng này có lẽ là chưa đủ.
2.1. Các điều ƣớc quốc tế về biến đổi khí hậu
Nhìn tổng thể, trên thế giới hiện nay có hai công ước quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu là Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn (Gọi tắt là Công ước Viên) năm 1985 và Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Gọi là Công ước Khung) năm 1992 cùng với các Nghị định thư liên quan. Trong đó Công ước Khung về biến đổi khí hậu được coi là nền tảng để xây dựng các điều ước quốc tế nhằm chống lại biến đổi khí hậu trong thế kỷ XXI (hạn chế các khí thải nhà kính làm khí hậu trái đất nóng lên).
2.1.1. Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn năm 1985
Ôzôn là lớp khí quyển mỏng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần không khí bao quanh quả đất. Các nhà khoa học tính rằng cứ 10 triệu phân tử không khí, trung bình chỉ có ba phân tử Ôzôn. Mặc dù không nhiều, nhưng các phân tử Ôzôn lại có đặc tính quý báu là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời, đặc tính không có ở bất kỳ một chất khí nào khác trong khí quyển. Với đặc tính này, Ôzôn thật sự trở thành tấm lá chắn quan trọng
bảo vệ con người và các loài sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của tia cực tím. Ôzôn được tạo thành trong tầng bình lưu do sự tác động của bức xạ mặt trời lên phân tử oxy; là một phân tử không bền vững được tạo thành từ ba nguyên tử oxy (O3). Phân tử Ôzôn có màu xanh, tập trung chủ yếu ở tầng bình lưu, độ cao từ 16 đến 48 km cách mặt đất, tạo thành tầng Ôzôn, có độ dày 24 km. Các nhà khoa học đã khám phá ra các hợp chất hóa học có chứa clo và brôm có tính bền vững có trong thành phần Clo-rua-phlo-rua-các-bon (CFCs), chất khí thoát ra từ các bình phun, thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ; chất tẩy công nghiệp... là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phá hủy tầng Ôzôn. Khi tầng Ôzôn suy giảm, lượng bức xạ của UV tới quả đất tăng lên. Khi lượng khí Ôzôn giảm 1% thì lượng bức xạ UV tăng 1,3%. Sự tăng lên của bức xạ UV làm tăng khả năng bị ung thư da, đục nhân mắt, phá hủy hệ thống miễn dịch của con người, làm giảm năng suất cây trồng và mất cân bằng hệ sinh thái biển [18]. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình môi trường LHQ (UNEP) tầng ôzôn của quả đất suy giảm mạnh trong những thập niên gần đây. Lỗ hổng tầng ôzôn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1986, thường xuất hiện vào tháng 8 và đạt mức lớn nhất vào cuối tháng 9 hằng năm ở Nam Cực, trung bình tới 10 triệu dặm vuông (một dặm = 1,6 km); đặc biệt năm 2003 đạt 11,2 triệu dặm vuông. Nhận thức được những hiểm họa do tầng ôzôn suy giảm gây ra, cộng đồng quốc tế đã kêu gọi tất cả các nước hạn chế sản xuất và sử dụng các chất phá hủy tầng ôzôn (ODS).Với cố gắng của UNEP và WMO, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, tháng 3-1985, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn đã được 21 quốc gia đầu tiên hưởng ứng ký kết. Năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết, đến nay có 189 nước thành viên, nhằm cụ thể hóa các giải pháp và những cam kết của các bên Công ước Viên, bảo đảm cho công ước được thi hành có hiệu quả [5].
Công ước Viên ra đời trong hòan cảnh đó với tư cách là một công ước khung hướng tới mục đích hạn chế sự phát thải của các chất khí có hại tới tầng Ôzôn thay vì xác lập một cam kết chung cho các thành viên để bảo vệ tầng Ôzôn. Công ước cũng tạo ra một khuôn mẫu cho việc nghiên cứu mang tính quốc tế về sự suy giảm tầng Ôzôn và cam kết các bên cùng chia sẻ thông tin có liên quan đến vấn đề này.
Công ước đã được các bên nhất trí đi đến một số nội dung sau:
- Các quốc gia phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người. Các biện pháp được nhấn mạnh là ngăn ngừa để kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng một số loại hóa chất hay khí có thể làm suy giảm tầng Ôzôn (các chất có chứa Cacbon, các chất Notrogien, các chất Clorin, Hydrogien…)
- Các bên tham gia Công ước, khi thích hợp và phù hợp với các Công ước phải đảm nhiệm, hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống; nghiên cứu, trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường do biến đổi tầng Ôzôn; phối hợp các chính sách thích hợp để kiểm soát, hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại đến tầng Ôzôn. Các quốc gia ngày cũng phải hợp tác trong lĩnh vực pháp lý, khoa học và kỹ thuật nhằm hạn chế việc sử dụng một số chất khí nhất định, phải tiến hành báo cáo việc sản xuất, nhập khẩu hay xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng Ôzôn cho Ban thư ký.
- Ngoài ra, Công ước cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển trong việc khắc phục những hậu quả của việc suy giảm tầng Ôzôn bởi những quốc gia này chính là thủ phạm chủ yếu của việc hủy hoại tài nguyên và thải các chất độc hại trong quá trình phát triển kinh tế của họ từ nhiều thập niên trước. Do đó, các nước phát triển phải đi đầu trong việc cắt giảm
các chất làm suy giảm tầng Ôzôn cũng như có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tài chính giúp các nước đang phát triển thực hiện các quy định Công ước.
Như vậy, sau ba năm đàm phán căng thẳng dưới sự điều phối của UNEP, Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn đã được thông qua vào tháng 3- 1985 tại Viên, Áo. Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng Ôzôn. Nội dung của Công ước viên về bảo vệ tầng Ôzôn đã đề cập đến trách nhiệm của những nước thành viên một cách tương đối cụ thể và chặt chẽ. Không chỉ điều chỉnh các hoạt động hợp tác kinh tế, kỹ thuật xuyên biên giới, mà ngay trong phạm vi lãnh thổ của mình thì các bên cũng phải tích cực loại bỏ các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng làm suy giảm tầng Ôzôn.
2.1.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn năm 1987 1987
Nhằm thực hiện Công ước Viên một cách có hiệu quả hơn, hai năm sau đó, Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn đã được kỹ kết. Nghị định thư này được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tại cuộc họp lần thứ hai của các bên tại Luân Đôn (27-29/6/1990), tại cuộc họp lần thứ IV các bên tại Côpenhagen (23-25/11/1992), tại cuộc họp lần thứ VII của các bên tại Viên (5-7/12/1995), tại cuộc họp lần thứ IX của các bên tại Montreal (1997) và được điều chỉnh tiếp tục tại cuộc họp lần thứ IX của các bên tại Bắc Kinh (1999). Nghị định thư đặt ra mục tiêu cắt giảm hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ CFCs (chất làm suy giảm tầng Ôzôn) vào 01/01/2010 và từ ngày 01/01/2010 sẽ tiến hành cắt giảm HCFC (chất tạm thời thay thế CFCs) [18].
Nghị định thư Montreal được sửa đổi nhằm tăng cường kế hoạch loại trừ các chất ODS (chất gây phá hủy tầng Ôzôn) theo từng giai đoạn, theo nguyên tắc không gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong việc cắt giảm các
chất ODS. Các nước đang phát triển, được gia hạn thêm mười năm so với các nước phát triển trong việc loại trừ các chất ODS, yêu cầu được hỗ trợ tài chính và được chuyển giao công nghệ không sử dụng ODS để thực hiện việc cắt giảm các chất này theo các điều khoản của Nghị định thư Montreal. Bình quân mỗi năm Quỹ đa phương chi khoảng 150 triệu USD giúp các công ty ở các nước đang phát triển chuyển từ sản xuất các sản phẩm có chứa CFC2 sang các sản phẩm sử dụng các chất không phá hủy (hoặc phá hủy ở mức độ ít hơn) tầng Ôzôn như HCFC2, HFC2 và các loại hóa chất khác trong các sản phẩm như bình xịt tóc, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh... 2,1 tỷ USD đã được chi những năm qua nhằm bảo vệ tầng Ôzôn của trái đất [18].
Nghị định thư cũng đề ra rất nhiều điều khoản nhằm xác định các biện pháp cần thiết để các Bên tham gia hạn chế và kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng Ôzôn (ODS). Các bên không nhập khẩu hay xuất khẩu các chất bị hạn chế khỏi quốc gia không tham gia công ước. Ngoài ra, hàng năm các thành viên cần cung cấp các số liệu thống kê cho Ban thư ký về việc làm giảm các chất nguy hại của nước mình cũng như việc xuất khẩu hay nhập khẩu các chất đã được kiểm soát. Các thành viên phải cùng nhau hợp tác phát triển, trao đổi thông tin và nâng cao nhận thức của công chúng trong việc bảo vệ tầng Ôzôn, đặc biệt là theo nhu cầu của các nước đang phát triển.
Theo Nghị định thư, bắt đầu từ năm 1990, ít nhất 4 năm một lần, các bên sẽ tiến hành đánh giá các biện pháp kiểm duyệt cũng như việc xuất khẩu, nhập khẩu các chất quá độ (các chất tạm thời thay thế CFCs).
Một cơ chế tài chính bao gồm “Quỹ đa phương” (Do các nước phát triển đóng góp) được thiết lập nhằm cung cấp cho các nước đang phát triển sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính.
Bất kỳ một sự bổ sung nào của Nghị định thư mà được 2/3 nước thành viên ủng hộ, gồm 50% số nước tiêu thụ chính, thì có giá trị cho tất các nước thành viên tuân theo.
Công ước viên bảo vệ tầng Ôzôn 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận là một