Trên bình diện quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 54)

a. Các mục tiêu và vấn đề đã giải quyết được

Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn được coi là những điều ước quốc tế thành công nhất trong lĩnh vực môi trường. Nghị định thư Montreal đã đạt được sự đồng

thuận và tham gia của 100% các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng được tất cả các ngành, tập đòan công nghiệp và người dân toàn cầu ủng hộ [1].

Nghị định thư Montreal quy định loại trừ hoàn toàn chất làm suy giảm tầng Ôzôn nhóm CFCs vào 1/1/2010 và từ năm 2010 tất cả các nước thành viên sẽ triển khai loại trừ các chất HSFCs và loại trừ về cơ bản các chất HCFCs vào năm 2040. Theo ước tính của các nhà khoa học, kể từ 1/1/2010, khoảng 1,5 tỷ tấn các chất làm suy giảm tầng Ôzôn nhóm CFC, Halon và CTC sẽ được loại trừ hòan tòan trên thế giới, giảm phát thải khoảng 25 tỷ tấn CO2 tương đương, đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu (các chất làm suy giảm tầng Ôzôn cũng là các khi nhà kính gây nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2) [35].

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có Nghị định thư Montreal, bầu khí quyển của chúng ta sẽ phải hấp thụ một lượng khí nhà kính cao gấp đôi hiện nay và do tác động của tia tử ngoại sẽ có thêm 20 triệu người mắc bệnh ung thư da, 130 triệu người mắc bệnh đục thủy tinh thể, khiến thế giới sẽ phải bỏ ra khoảng 4-5.000 tỷ đô la vào việc chữa bệnh.

Các nước phát triển đã đi đầu trong việc loại trừ các chất nói trên và đóng góp tài chính vào Quỹ đa phương về Ôzôn (gần 3 tỷ đô la), để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện dần các nghĩa vụ do Nghị định thư quy định.

Các biện pháp mang tính quốc tế nhằm bảo vệ tầng Ôzôn ở tầng bình lưu đã đạt được thành công đáng kể. Trong Liên minh Châu Âu (EU), pháp luật hiện tại - nhìn chung có nhiều tham vọng hơn Nghị định thư Montreal năm 1987 - đã giúp loại trừ 99% các chất làm suy giảm tầng Ôzôn; do đó chứng tỏ cam kết của EU dẫn đầu trong việc thực hiện các thỏa thuận môi trường đa phương. Ngày 25/03/2009, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu (EC) đã đạt được thỏa thuận về dự luật mới bảo vệ tầng Ôzôn. Mục đích

của luật mói là để luật bảo vệ tầng Ôzôn của EU phù hợp với sự phát triển khoa học mới nhất và đơn giản hóa chúng. Luật cũng tăng cường các biện pháp chỗng buôn bán và sử dụng trái phép các chất làm suy giảm tầng Ôzôn ở EU và đưa ra các biện pháp ngăn cản việc bán các chất làm suy giảm tầng Ôzôn ở các nước đang phát triển. Luật mới hạn chế hơn nữa việc sử dụng một số chất làm suy giảm tầng Ôzôn như các chất hydroclorofluorocarbon và methyl bromide. Luật cấm sử dụng các chất HCFCs gốc từ năm 2010 trong khi vấn cho phép sử dụng đến cuối năm2014 các chất HDFCs tái chế trong một số điều kiện cụ thể. Sản xuất xuất khẩu các chất HCFCs - chủ yếu xuất khẩu đến các nước đang phát triển, nơi được loại trừ chậm hơn khoảng 10 năm -sẽ chấm dứt vào năm 2020 theo từng giai đoạn giảm dần thay cho thời hạn cũ là năm 2025 [5].

Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định thư Montreal, các quốc gia cũng đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc buôn bán các chất làm suy giảm tầng Ôzôn, trong đó vai trò của các cơ quan Hải quan rất được chú trọng.

Năm 2009 đã chứng kiến nhiều vụ Hải quan thu giữ các chất làm suy giảm tầng Ôzôn, trong đó có gần 19.000 kg các chất CFCs được sử dụng cho tủ lạnh. Con số hé mở mức độ buôn bán trái phép các chất này. Ngoài ra, tháng 5/2009 Hải quan Thái Lan cũng đã bắt giữ thành công vụ vận chuyển 1.140 xi lanh chất R-12 và phá vỡ âm mưu buôn lậu 1115 xi lanh chất R-12. Cũng tháng 5/2009 Hải quan Indonesia đã thu giữ được 656 thùng R-12 tinh chất 99%. Các cán bộ Hải quan Trung quốc cũng đã bắt giữ được vụ đầu tiên tại biên giới phía tây nước này với hơn 100 kg chất HCFC-22 (sử dụng trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ) khi hàng hóa đang trên đường tới khu vực Trung Á. [35].

Trong bản báo cáo công bố nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn (16/9/2009) Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã hoan nghênh "các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tầng Ôzôn. Đây

được coi là một thành công, nó cho phép ngăn chặn các lỗ thủng mới của tầng Ôzôn và góp phần hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính".

Được xây dựng từ công trình nghiên cứu của 300 nhà khoa học quốc tế, báo cáo vừa công bố tái khẳng định hiệu quả của Nghị định thư Montreal, được ký ngày 16/9/1987, theo đó bắt buộc loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone bao gồm các chất CFC, CTC, halon, HCFC và methyl bromide, trong đó các chất CFC, halon và CTC được loại trừ hoàn toàn từ ngày 1/1/2010 và các chất HCFC sẽ được loại trừ hoàn toàn vào năm 2040. Hiện nay, Nghị định thư Montreal quy định đối với 96 sản phẩm, trong đó quá trình sản xuất và sử dụng bị cấm hay bị hạn chế.

Trong báo cáo, UNEP chỉ ra rằng nhờ có bản thỏa thuận quốc tế này, thế giới đã giảm thiểu được hơn 98% việc sản xuất và tiêu thụ các chất hóa học phá hủy tầng ozone. "Báo cáo lưu ý rằng các hành động để bảo vệ tầng Ôzôn không chỉ là một thành công mà nó còn tiếp tục làm gia tăng nhiều lợi ích đối với các nền kinh tế, trong đó đặc biệt là cố gắng nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ", Giám đốc UNEP, Achim Steiner, nhấn mạnh trước khi đánh giá những lợi ích khác của Nghị định thư Montreal trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo UNEP, 20 triệu trường hợp mắc ung thư da mới và 130 triệu trường hợp mắc bệnh đục thủy tinh thể đã có thể tránh được nhờ vào Nghị định thư này do nó đã ngăn chặn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tương ứng với hơn 135 tỷ tấn đi-ô-xít các-bon.

Trong bức thông điệp được gửi đi nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon, cũng đã lưu ý tới hiệu quả của Nghị định thư Montreal, được nhận thấy rõ trên phạm vi toàn thế giới như là một bản thỏa thuận quốc tế về môi trường hữu hiệu nhất từ trước tới nay được áp dụng. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon đã chỉ rõ: "Nhờ vào việc tôn trọng một cách chặt chẽ các quy định của thỏa thuận ở

mức độ quốc gia và quốc tế, các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã giảm được hơn 98% việc sản xuất và tiêu thụ các chất hóa học độc hại này. Các chất hóa học hủy hoại tầng ozone cũng đồng thời gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Nghị định thư góp phần rất lớn đấu tranh chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Theo Tổng Thư ký Ban Ki-moon, ngày kỷ niệm năm nay là dịp để công bố và nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của một văn bản quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu về môi trường.

"Tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia Nghị định thư Montreal tiếp tục tiến hành theo cách thức này và nghiên cứu các hình thức hợp tác khác để có thể giúp loại bỏ các thách thức khác về môi trường, đặc biệt là các thách thức về biến đổi khí hậu", ông nói thêm, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phát triển thêm nhiều công cụ để bảo vệ tầng ozone đấu tranh chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tại Nghị quyết số 49/114 ngày 19/12/1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 16/9 hàng năm là Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn nhằm kỷ niệm ngày ký kết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn vào năm 1987.

Việc ký kết và thực hiện Nghị định thư đã nhận được sự đồng thuận toàn cầu của các chính phủ, 196/196 quốc gia đã phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư (Đông Timor là quốc gia cuối cùng đã phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 16/9/2009), sự đồng thuận của các ngành, tập đoàn công nghiệp, của tất cả những người sử dụng trên toàn thế giới.

Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn năm nay được tổ chức với chủ đề ''Bảo vệ tầng Ôzôn: Điều hành và tuân thủ tốt nhất'', một chủ đề ghi nhận cơ chế thực hiện Nghị định thư thống nhất và hiệu quả trên toàn cầu, làm nên một điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay.

Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ra đời đánh dấu sự nỗ lực của thế giới nhằm chống lại hiện tượng nóng lên của trái đất. Cho tới nay, Công ước Khung đã có hiệu lực được hơn 15 năm và các quốc gia đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi công ước.

Để triển khai thực thi công ước cũng như thảo luận việc xây dựng các chính sách nhằm chống lại biến đổi khí hậu và hạn chế các hậu quả xuất của nó, Hội nghị các bên của Công ước Khung (COP) đều được tổ chức hàng năm nhằm thực hiện điều này. Đây có thể coi là diễn đàn lớn nhất trên thế giới, nơi các quốc gia ngồi lại với nhau để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu. Các cuộc hội nghị đã đạt được nhiều kết quả, quan trọng nhất là thông qua Nghị định thư Kyôtô (COP3 năm 1997), Lộ trình Bali (COP13 năm 2007) và Hiệp ớpc Côpenhagen (COP15 năm 2009). Điều này đã góp phần quan trọng vào việc chống biến đổi khí hậu.

Nghị định thư Kyoto là một văn bản pháp lý quốc tế đánh dấu bước tiến đầu tiền của thế giới nhằm hạn chế lượng khí nhà kính do con người thải ra, nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu ngày nay. Đến nay đã có khỏang hơn 180 quốc gia trên thế giới phê chuẩn Nghị định thư.

Nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị định thư Kyôtô, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc hạn chế phát thải lượng khí nhà kính của mình.

Một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) là những nước đi đầu trong việc chống biến đổi khí hậu cũng như thực thi cam kết của mình theo Nghị định thư Kyôtô, thậm chí còn đặt mục tiêu giảm thải dài hạn từ 15% đến 30% vào trước năm 2020. Ngày 28/01/2009, Liên minh Châu Âu vừa công bố bản kế hoạch quốc tế nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, trong đó sẽ dành hàng tỷ USD viện trợ cho các nước nghèo nhất thế giới để chống lại tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu. Kế hoạch này có tác dụng như giải pháp của EU cho thế giới nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, với kế hoạch

tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc vào tháng 12 tại Copenhaghen [38].

Bên cạnh đó, dưới sức ép của cộng đồng thế giới cũng như các hoạt động vì môi trường, Ôxtrâylia - nước công nghiệp có lượng phát thải khí nhà kính khá lớn và từng là nước phản đối Nghị định thư Kyoto, đã phê chuẩn Nghị định thư vào đầu năm 2007. Điều này đánh dấu một bước tiến mới của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính làm biến đổi khí hậu. Động thái này đã gây sức ép không nhỏ đối với Mỹ, quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.

Nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải của các nước phát triển, Nghị định thư Kyôtô đã đưa ra 3 cơ chế với mục đích thương mại hóa khí thải trong đó CDM là cơ chế được nhiều nước áp dụng nhất và đem lại nhiều kết quả đáng kể.

Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký Công ước khí hậu, tính đến ngày 31/3/2009, đã có 1.539 dự án CDM được Ban Chấp hành quốc tế về CDM đăng ký cho thực hiện. Trung bình mỗi năm các dự án tạo ra gần 279 triệu đơn vụ giảm phát thải được chứng nhận (CER), tức là gần 279 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu tính đến 2012, năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto, tổng số CER do các dự án đã được đăng ký tạo ra sẽ là hơn 1 tỷ 520 triệu. Nếu tính cho toàn bộ số dự án có trong danh mục, số CERs dự tính đến 2012 là hơn 2 tỷ 900 triệu đơn vị [20].

b. Các vấn đề còn tồn tại

Với nỗ lực của cộng đồng quốc tế, lỗ thủng tầng Ôzôn bảo vệ sự sống trên trái đất đang thu hẹp dần, song vẫn cần tới 60 năm nữa thì tầng Ôzôn mới có thể phục hồi hoàn tòan, trở lại như thời điểm năm 1980. Tuy nhiên, tốc độ thu hẹp tầng Ôzôn đã bị chậm lại. Nguyên nhân là do lượng khí CFC

phá hủy lớp bảo vệ trái đất này vẫn được thải vào khí quyển với số lượng lớn hơn dự báo của các nhà khoa học.

Bên cạnh đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn bước sang giai đoạn tiếp theo, tức là tiến hành loại trừ việc dùng khí HCFCs. các chất hydroclorofluorocarbon (HCFCs) được sử dụng rộng rãi làm chất thay thế cho CFCs trong lĩnh vực điện lạnh, bọt xốp, dung môi, sol khí và cứu hỏa. HCFCs được giới thiệu vào những năm 1990 là chất thay thế cho CFCs và được bổ sung vào danh sách các chất do Nghị định thư Montreal kiểm soát. Tại thời điểm đó, HCFCs

được xem là chất có tiềm năng là suy giảm tầng Ôzôn thấp hơn các chất CFC đáng kể, được dùng trong giai đoạn chuyển đổi, và lượng sản xuất, tiêu thụ của những hóa chất này cũng được loại trừ theo Nghị định thư Montreal. Mặc dù có tiềm năng làm suy giảm tầng Ôzôn (ODP) thấp hơn CFCs, tuy nhiên HCFCs có tiềm năng làm nóng toàn cầu cao gấp 2000 lần khí carbon dioxide. Trong năm 2006, lượng sản xuất HCFCs toàn cầu là 34.400 tấn và xấp xỉ 75% lượng HCFCs trên toàn cầu được sử dụng trong lĩnh vực điều hòa không khí và điện lạnh. Tại khóa họp kỷ niệm lần thứ 20 của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn năm 2007, các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận điều chỉnh lịch trình loại trừ HCFCs thuộc Nghị định thư Montreal nhằm đẩy nhanh việc loại trừ sản xuất và tiêu thụ HCFCs. Quyết định này sẽ làm giảm đáng kể sự suy giảm tầng Ôzôn và nóng lên toàn cầu. Theo đó các nước phát triển có trách nhiệm loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFCs vào năm 2030, còn các nước đang phát triển là vào năm 2040[1].

Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với tất cả các nước, đòi hỏi các quốc gia cần có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm loại trừ HCFCs. Việc loại trừ HCFCs sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp trong lĩnh vực làm lạnh (sản xuất điều hòa), hóa

mỹ phẩm, các doanh nghiệp có hệ thống điều hòa trung tâm trong văn phòng hoặc trong cơ sở.

Mặc dù được hơn 180 nước phê chuẩn, nhưng trên thực tế Nghị định thư Kyoto chỉ áp dụng đối với hơn 35 nước công nghiệp phát triển. Các nước này phải thực hiện cam kết giảm bới hoặc hạn chế phát thải sáu loại khí, chủ yếu là Cácbon dioxit thải ra do đốt than hoặc sản xuất dầu. Nghị định thư quy định trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, các nước công

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)