Những hạn chế, bất cập nhìn từ các hoạt động đấu thầu thực

Một phần của tài liệu Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế (Trang 63)

tế của các nhà thầu trong nước

Nạn bỏ thầu giá thấp: Hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển. Nhưng trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã bộc lộ những mặt trái. Vận dụng cơ chế đấu thầu, nhiều chủ thể coi việc ép giá, ép tiến độ là chính, nên dẫn tới nhiều công trình giá thấp và chất lượng thì đúng như giá trị của nó. Khi công trình được hoàn thành thì cái “ngọt ngào” của giá cả thấp nhanh chóng bị lãng quên mà thay vào đó là “cay đắng” của chất lượng công trình kém thì lại đọng lại rất lâu, tiềm ẩn một hiểm họa. Giá cả thấp tới mức vô lý, thời gian thúc ép trái cả quy luật vật chất thì còn đâu là các yêu cầu kỹ thuật đặt ra được tôn trọng.

65

Hiện tương bỏ thầu giá thấp, mang tính phá giá đang trở nên phổ biến, gây khó khăn cho quản lý nhà nước và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thực tế cho thấy, các nhà thầu thi nhau giảm giá, thậm chí có nhà thầu bỏ giá thấp hơn giá trị thực tế của công trình, miễn sao dành được phần thắng. Theo qui định, giá đánh giá thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu không được vượt quá giá gói thầu được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu. Vì thế, thực tế đã có nhiều dự án có mức giá quá thấp so với gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Hầm đường bộ đèo Hải Vân, theo giá gói thầu 1A, giá gói thầu là 72.5 triệu USD, giá trúng thầu là 46.1 triệu USD (bằng 63.5%) hoặc gói thầu 2A, giá gói thầu là 42.1 triệu USD, giá trúng thầu là 28.1 triệu USD (bằng 66.7%). Gói thầu 9 cầu đường sắt, giá gói thầu là 2.4 tỷ Yên nhưng giá trúng thầu chỉ có 1.15 tỷ Yên (bằng 48%). Gần đây nhất là giá gói thầu đê chắn sang nhà máy lọc dầu Dung Quất, giá gói thầu xây lắp là 52 triệu USD, giá trúng thầu là 43 triệu USD (bằng 82.5%), dự án cải tạo nhà máy ximăng Bỉm Sơn, giá gói thầu xây lắp là 55 tỷ đồng, giá trúng thầu là 36 tỷ đồng (bằng 65%) [22].

Mục tiêu của dự án thông thường: chất lượng, thời gian, chi phí; chủ thể xây dựng là nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn. Có những dự án mục tiêu là chất lượng, giá thành, thời gian, an toàn; chủ thể xây dựng là chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, nhà nước. Ngoài ra còn có ngũ giác mục tiêu, ngoài 4 mục tiêu của tứ giác mục tiêu còn có thêm vệ sinh môi trường. Để đạt được tất cả mục tiêu là rất khó. Về phía chủ đầu tư, muốn đạt được mục tiêu chất lượng và chi phí: chất lượng phải tương đối và giá thành phải thấp. Nhà thầu muốn thắng thầu phải đảm bảo được mục tiêu đó của chủ đầu tư. Như vậy các nhà thầu thi nhau giảm giá, làm sao để có công trình thực hiện, “có cái để làm”. Chất lượng công trình lúc này chỉ trên giấy tờ (hồ sơ dự thầu), chưa thể nhìn thấy đo đếm thực tế bằng các thiết bị kỹ thuật, chỉ mang tính chất dự toán. Công trình khi được thực hiện chưa hoàn thành đã phải sửa chữa, gia cố gây lãng

66

phí, tốn kém gấp nhiều lần so với việc giảm giá. Những nhà thầu như vậy khi thắng thầu đứng trước nỗi lo: một là thua thiệt chịu lỗ, hai là phải mất khoản tiền bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Muốn không bị mất khoản tiền “đặt cọc”, các nhà thầu đã phải bằng cách tác động vào chất lượng của công trình, kéo dài thời gian thực hiện nhằm giảm tổn thất cho mình và hậu quả là chất lượng của các công trình thì không ai đứng ra đảm bảo là nó có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.

Nhận xét về tình hình phá giá trong đấu thầu ở Việt Nam trong những năm qua, đây có thể nói là chiêu quan trọng để hạ nốc ao các đối thủ cạnh tranh khác đồng thời đây là một vấn nạn đã trở nên phổ biến. Các nhà thầu sử dụng chiêu bài thư giảm giá hòng loại đối thủ ra khỏi cuộc chơi. Thư giảm giá có tỷ lệ giảm có thể là 5-7%, thậm chí có dự án tới gần 40%. Với mức giá như vậy thì mục tiêu: chất lượng, tiến độ thời gian liệu có đạt được?

Ví dụ điển hình là gói thầu 2A làm đèo Hải Vân, sau 18 tháng thi công (thời gian hoàn thành 24 tháng), cả tuyến đường 36.3 km vẫn chưa có một mét đường nào được xây dựng hoàn chỉnh, tiến độ chậm đến 2 năm. Lý do chậm tiến độ thi công là giá bỏ thầu công trình là quá thấp, không đủ bù đắp nguyên vật liệu nên càng làm thì càng lỗ. Đó là chưa nói đến chất lượng của công trình. Nhà thầu lúc này sẽ phát sinh ra các hành vi như: một là, đánh tráo vật liệu. Nhìn bề ngoài thì như nhau nhưng giá cả và chất lượng thì khác xa nhau. Hai là, bớt xén, ăn bớt vật liệu ở những công trình ngầm, công trình khuất: móng, đường ống, cốt thép nằm trong bêtông. Lúc làm xong rồi thì không có cách gì, không có phương tiện máy móc nào kiểm tra được. Ba là, giải quyết khâu nghiệm thu với giám sát bên A bằng giải pháp “lót tay” cho bên A phong bì, quà cáp biếu xén [42].

Có thể thấy hiện tượng bỏ giá thấp đã làm chất lượng công trình giảm,

làm mất tính cạnh tranh lành mạnh trong công tác đấu thầu hiện nay ở Việt Nam. Song những con số, những cái giá quá khác thường đó lẽ ra không thể

67

qua mắt được những chuyên gia có đủ trình độ trong công tác xét thầu, nhất là với những dự án có giá trị lớn. Như vậy, bên cạnh nạn bỏ thầu giá thấp còn tồn tại một vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như hoạt động, cần được quan tâm. Đó là công tác kiểm định.

Những năm qua, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý chất lượng. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn xây dựng hiện hành đang tồn tại một số vấn đề bất cập. không phù hợp, cần sớm được rà soát, xem xét bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng tiêu chuẩn mới để thay thế. Nhiều lĩnh vực thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng đang cần văn bản điều chỉnh cụ thể. Các tiêu chuẩn về phương pháp thử các qui trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng tuy đã có nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc xây dựng đồng bộ hóa hệ thống tiêu chuẩn đang là một yêu cầu cấp bách. Chúng ta cần phải có một qui trình kiểm tra, nghiệm thu rất nghiêm ngặt những hạng mục công trình, nhất là với những hạng mục công trình trước khi nó bị làm khuất như: móng, đường ống.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư mua sắm thiết bị quá lớn, máy móc thì vẫn phải khấu hao nhưng không có dự án để thực hiện, công nhân thì phải “nằm” chờ việc. Trong khi đó các khoản vay ngân hàng sắp đến kì đáo hạn, nếu không trả thì không được vay tiếp, không được bảo đảm tiền vay khi có dự án mới. Những lý do trên gây áp lực cho nhà thầu khiến nhà thầu phải bằng mọi cách phải thắng thầu, vẫn biết lỗ nhưng vẫn bỏ giá thấp, thà “chết từ từ còn hơn chết hẳn”, các nhà chuyên môn gọi là hiện tượng “uống thuốc độc để giải khát và chết từ từ”. Muốn trở thành nhà thầu phụ, giải pháp phổ biến là các nhà thầu phụ Việt Nam tranh nhau hạ giá thành. Kết quả là nhà thầu chính nước ngoài chỉ mất khoảng 50% chi phí đã dự toán cho phần công việc mà nhà thầu phụ Việt Nam đã đảm nhận và họ thu về những khoản siêu lợi nhuận từ khoản tiết kiệm này. Khi triển khai thực hiện các công trình loại này, các

68

nhà thầu chính nước ngoài không chịu chấp nhận cách làm cắt xén và do vậy nhà thầu chính Việt Nam đành phải làm đúng theo tiêu chuẩn và cam kết chất lượng sản phẩm mà nếu tính đúng, tính đủ thì phía Việt Nam lỗ to. Ví dụ xây dựng khách sạn Opera Hilton tại Hà nội doanh nghiệp đã lỗ tới 2.7 tỷ đồng do đặt giá thầu phụ quá thấp.

Theo kinh tế học vi mô thì điều này không hoàn toàn sai, doanh nghiệp có thể sản xuất dưới mức hoà vốn, mặc dù thua lỗ nhưng vẫn phải sản xuất để có thể bù đắp một phần chi phí máy móc, nhân công. Tuy nhiên, với những nhà thầu làm ăn theo phương thức này thì lỗ là điều chắc chắn. Song một điều đáng ngạc nhiên là, các doanh nghiệp này vẫn tồn tại và nhà nước vẫn phải bỏ chi phí cao hơn mức bỏ thầu ban đầu do những phát sinh hậu đấu thầu. Hậu quả là nền kinh tế vẫn tồn tại những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tạo nên một cung cách làm ăn không lành mạnh gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, gây tổn thất cho nền kinh tế và thâm hụt ngân sách nhà nước.

Hạn chế nữa là hành vi bán lại gói thầu của các nhà thầu: Hiện nay, một số nhà thầu khi tham gia đấu thầu và thắng thầu đã có hành vi chuyển nhượng, bán lại các gói thầu cho các tổ chức, cá nhân khác đang diễn ra khá phổ biến. Điều này khiến cho chất lượng các công trình, tiến độ thi công không đúng kế hoạch đấu thầu, không đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư. Hơn nữa, chủ đầu tư không thể kiểm soát được tình hình thực hiện gói thầu của mình.

Hành vi móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu: Đây là vấn đề có thật trong đấu thầu, tuy nhiên nó có ở mức độ không giống nhau. Đấu thầu giả, hay đấu thầu chỉ là hình thức khi mà các nhà thầu thoả thuận ngầm để một nhà thầu thắng. Đây là hình thức đấu thầu “quân xanh, quân đỏ”. Bên mời thầu sẽ mời một số nhà thầu tham dự đấu thầu, một nhà thầu sẽ đứng tên tất cả những nhà thầu còn lại. Ở đây có sự thông đồng giữa các nhà thầu tham dự với nhau. Một nhà thầu (quân đỏ) sẽ lập một bộ hồ sơ dự thầu với giá thấp

69

nhất, chất lượng cao nhất. Bốn bộ hồ sơ còn lại mang xác nhận của các nhà thầu khác (quân xanh) có mức giá cao hơn và chất lượng cũng thấp hơn. Thực ra có sự nội ứng từ bên mời thầu, vì bên mời thầu là người trực tiếp chấm điểm các hồ sơ dự thầu, họ sẽ phát hiện ra ngay những bộ hồ sơ giống nhau. Tuy nhiên thì bên mời thầu đã cho nhà thầu quân đỏ biết trước giá của gói thầu và một số tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá gói thầu. Các nhà thầu quân xanh lúc này là quân xanh nhưng lúc khác họ lại là quân đỏ và nhà thầu quân đỏ sẽ phải “trả” bằng cách trở thành quân xanh cho những nhà thầu kia. Hành vi này làm mất hết ý nghĩa cạnh tranh, minh bạch của đấu thầu. Thông thường những dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước thì hay xảy ra tình trạng này. Tiền không thuộc cụ thể về một ai nên chủ đầu tư, nhà thầu thông đồng nhau để rút tiền từ túi Nhà nước mà không hề có một sự đắn đo nào là điều dễ hiểu.

Một hiện tượng khác cũng tương tự, bên mời thầu đưa ra những tiêu

chuẩn xét thầu lồng những ý đồ chủ quan hướng tới một nhà thầu nào mà chủ đầu tư đã có ý định lựa chọn. Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng mà sự không công bằng này bên ngoài khó nhận ra.

Sự móc ngoặc với bên mời thầu còn có thể là: chiến thuật đưa ra giá thầu thấp để nắm chắc khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cùng thống nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế. Có những gói thầu giá trị phát sinh lên đến hàng chục tỷ đồng.

Những việc thông đồng, móc ngoặc nêu trên đang làm cho đấu thầu trở thành phương tiện giảng hoà việc giao thầu giữa chủ đầu tư và bên mời thầu. Bây giờ người ta không còn sự hồi hộp và niềm vui của người thắng thầu. Muốn thắng thầu, các nhà thầu phải “đi đêm, lách luật”. Các nhà quản lý vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Nạn nhân của cơ chế quản lý vốn

70

hành chính, thiếu tính chuyên nghiệp và là thủ phạm gây ra những tiêu cực trong bộ máy này.

Một phần của tài liệu Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)