Bổ sung các văn bản pháp luật quản lý các hoạt động của các

Một phần của tài liệu Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế (Trang 87)

nhà thầu nước ngoài

Liên quan đến hoạt động đấu thầu, nhà nước cần chú ý tới việc quản lý hoạt động của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Các văn bản đã ban hành để hướng dẫn một số mặt trong quản lý xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu công trình tại Việt Nam tuy rằng đều căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn càc nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu một khối lượng lớn các công trình có vốn trong nước, bao gồm cả các công trình có nguồn vốn vay và vốn trong nước của các thành phần kinh tế, lại không thuộc diện đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này Bộ Xây dựng đã căn cứ vào chức năng của mình để quy định việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cho nên các văn bản đã ban hành phần nào còn hạn chế về hiệu lực pháp lý, chưa thể quy định một số vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như việc đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký mở tài khoản, đăng ký thuế, thuê lao động, phương tiện thiết bị, xuất nhập khẩu... nên sau

89

khi được cấp giấy phép nhiều nhà thầu vẫn còn lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp theo hoặc không biết để thực hiện các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy định của nhà nước Việt Nam. Vì vậy việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý nhà nước, với mục tiêu đảm bảo chủ quyền của nước chủ nhà hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho pháp nhân nước ngoài hoạt động dịch vụ xây lắp công trình đồng thời bảo vệ được lợi ích cho nhà thầu trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới cũng như kinh nghiệm quản lý trong xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài có uy tín trên thế giới (thường xuyên trúng thầu các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới) nếu các hãng thầu này có ý định hoạt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Giảm bớt sự cồng kềnh, rườm rà trong trình tự thủ tục đấu thầu. Thực hiện hoạt động thủ tục đấu thầu còn thể hiện sự rườm rà, phức tạp nhiều khi không cần thiết trong trình tự thủ tục đấu thầu đã và đang làm giảm tính hiệu quả của công tác này. Đối với gói thầu của dự án nhóm A, do doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, việc đấu thầu (cho đến khi chủ đầu tư ký được hợp đồng) sẽ phải lần lượt trải qua nhiều bước, trong đó có bước bắt buộc phải có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi bước có liên quan đến cơ quan quản lý lại phải qua nhiều nấc xem xét, chỉ cần một nấc có trục trặc nhỏ là phải chờ đợi, ảnh hưởng lớn đến tiến độ sự án. Điển hình là dự án Nhà máy xi măng Hải phòng mới (từ lúc Tổng công ty xi măng trình kế hoạch đấu thầu cho đến khi kết quả đấu thầu được chấp nhận mất 42,5 tháng tức 3 năm rưỡi). Dự án nhà máy xi măng sông Gianh được coi là có thời gian đấu thầu vào loại nhanh nhất thì

90

mặc dù đã được thủ tướng cho phép không qua sơ tuyển, cũng mất tròn một năm kể từ khi chủ đầu tư trình hồ sơ mời thầu đến khi kết quả đấu thầu được chấp nhận. Từ thực trạng này, nên chăng cơ quan nhà nước chỉ quyết định một số nội dung của quá trình đấu thầu đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể là thẩm định hoặc phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn chi tiết đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả xếp hạng nhà thầu và nội dung hợp đồng. Việc lập kế hoạch đấu thầu và trình duyệt qua nhiều cấp như hiện nay là không cần thiết vì tại thời điểm lập kế hoạch đấu thầu, các mốc thời gian đều chỉ là dự kiến với độ chính xác chưa cao nên từ các mốc tiến độ chính, các mốc thành phần sẽ còn thay đổi tuỳ tình hình cụ thể dẫn đến việc trình duyệt lại... Muốn rút ngắn thời gian đấu thầu, quy định về sơ tuyển nhà thầu cũng cần phải sửa đổi linh hoạt hơn.

Nên xóa bỏ hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế trong đấu thầu xây lắp quốc tế. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham gia phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Khi xem xét các điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế về mặt lý luận ta thấy: điều kiện thứ nhất là không phù hợp vị đã ít nhà thầu đáp ứng thì chúng ta lại càng phải đấu thầu rộng rãi để thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng huy động hết các nhà thầu có khả năng tham gia, trong khi đó đấu thầu rộng rãi không quy định mức tối thiểu, như vậy gặp khó khăn trong đấu thầu nếu không đảm bảo mức tối thiểu này. Qua đó có thể khẳng định điều kiện này không cần có. Đối với điều kiện thứ hai, nếu đưa điều kiện này để áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế thì khó thực hiện. Ví dụ, các dự án sử dụng nguồn

91

vốn tài trợ, vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài yêu cầu đấu thầu chỉ các nhà thầu quốc tế, đặc biệt là chỉ các nhà thầu của chính nước tài trợ, cho vay thì các nhà thầu mà tham gia tại nước ta đạt mức tối thiểu là không khả thi. Như vậy điều kiện này không cần đưa ra. Điều kiện thứ ba quy định khá chung chung. “Có lợi thế” có thể hiểu tổng hợp là kinh tế xã hội...; có thể hiểu cụ thể là thời gian, lao động, môi trường... như vậy chỉ cần có thể hiểu theo bất cứ lợi thế nào là có thể dùng hình thức đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế theo điều kiện này là thủ tiêu cạnh tranh, kém tính công bằng, vi phạm mục tiêu của nhà nước...vì vậy chúng ta nên xoá bỏ hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế chỉ với đối tượng đấu thầu xây lắp quốc tế.

Trong thực tế thì hình thức đấu thầu hạn chế đang được áp dụng nhiều, chiếm đa số ở các ngành và địa phương. Trong quá trình tổ chức đấu thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, việc lựa chọn các nhà thầu không thể khẳng định là không có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện chủ có lợi cho một nhà thầu nào đó. Do vậy, hiệu quả đạt được không cao, đồng thời đây là kẽ hở dễ tạo ra các hiện tượng tiêu cực. So sánh các hình thức lựa chọn nhà thầu thì mức tiết kiệm cao nhất là đấu thầu rộng rãi, rồi đến chào hàng cạnh tranh, tiếp đến là đấu thầu hạn chế. Các ngành các địa phương vẫn lạm dụng việc sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế (đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B,C) là nguyên nhân dẫn đến giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, tạo điều kiện co các hành động tiêu cực như thông thầu, đấu thầu giả vờ. Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy hình thức đấu thầu hạn chế đã bộc lộ một số vấn đề không phù hợp cả về mặt lý luận và thực tế. Cho nên trong đấu thầu quốc tế, chúng ta không nên sử dụng hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế.

Việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng Nghị định của Chính phủ hoặc

92

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Có như vậy thì chúng ta mới có đủ hiệu lực pháp lý điều chỉnh hoạt động xây dựng công trình của các nhà thầu nước ngoài. Các văn bản ban hành tuy đều căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thương mại, để hướng dẫn một số mặt trong quản lý xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu công trình tại Việt Nam, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn các nhà thầu nước ngoài vào nhận một khối lượng lớn các công trình có vốn trong nước, bao gồm cả các công trình có nguồn vốn vay và vốn trong nước lại không thuộc diện đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Trong trường hợp này, Bộ Xây dựng đã căn cứ vào chức năng của mình để quy định việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản đã ban hành phần nào còn hạn chế về hiệu lực pháp lý, chưa có thể quy định một số vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như viêc đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký mở tài khoản, đăng ký thuế, thuê lao động, phương tiện thiết bị, xuất nhập khẩu, việc tiếp xúc với các cơ quan, các đối tác tại Việt Nam... chính vì vây sau khi được cấp giấy phép thầu, nhiều nhà thầu còn lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp theo hoặc không biết để thực hiện các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy đinh của nhà nước Việt Nam. Do vậy việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của chính phủ hoặc quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý nhà nước, với mục tiêu đảm bảo chủ quyền của nước chủ nhà, hướng dẫn tạo điều kiện cho các pháp nhân nước ngoài hoạt động xây lắp công trình, đồng thời bảo vệ được lợi ích cho nhà thầu trong nước đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới cũng như những kinh nghiệm trong quản lý.

Bên cạnh việc đặt ra các điều kiện tối thiểu mà các nhà thầu nước ngoài phải đạt được, như vấn đề về tài chính, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ

93

công nghệ, việc phải liên doanh liên kết với nhà thầu Việt Nam và các điều kiện khác, thì cũng cần phải có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài có uy tín trên thế giới (thường xuyên trúng thầu các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới) nếu các hãng thầu này có ý định hoặt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Nhà nước nên xác định giá trần, giá sàn để chống tình trạng bỏ giá thầu thấp trong đấu thầu. Trong thời gian qua, ở Việt Nam rất hạn chế về biện pháp đấu thầu toàn bộ, nhưng lại phổ biến hình thức đấu thầu chia lẻ theo giai đoạn, hay theo hạng mục công trình. Trong đó đấu thầu thi công xây lắp được áp dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên với cách đang làm trong đấu thầu thi công xây lắp từ nội dung đến hình thức mang tính đấu giá hơn là đấu thầu. Bởi vì chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây lắp khi đã có sẵn về vị trí xây dựng, đã có thiết kế kỹ thuật và đặc biệt là đã có tổng dự toán hay dự toán được duyệt, giá gói thầu cũng đã được duyệt là tài liệu bí mật khi đưa ra đấu thầu. Công việc của nhà thầu chỉ còn là xác định giá bỏ thầu thấp hơn giá gói thầu được duyệt là có cơ hội được xem xét trúng thầu. Nhà thầu bỏ giá bằng 34,3% so với giá gói thầu được duyệt của gói thầu 2A Hầm Hải Vân đã trúng thầu... Bỏ giá thầu thấp để trúng thầu đang bị lên án là sự phá giá, làm giảm chất lượng công trình. Nhiều ý kiến cho rằng cần xác định giá trần, giá sàn để xét thầu. Nhiều nhà thầu đã chấp nhận thua lỗ trong việc bỏ giá thầu thấp nhằm có công ăn việc làm cho công nhân mà không nhìn hậu quả sau khi thực hiện xong dự án: phá sản. Tuy nhiên có những nhà thầu không bao giờ bị thua lỗ. Một số nhà thầu hiện nay đã khai thác được một số yếu tố có lợi từ trong quy chế đấu thầu: như Hợp đồng điều chỉnh giá. Cho nên trên thực tế giá quyết toán đầu tư xây dựng tăng lên nhiều lần so với giá trúng thầu ban đầu là chuyện ngày càng phổ biến. Điều này làm biến dạng tính tích cực của đấu thầu và trở nên hình thức vì hiệu quả thấp vì không có sự công bằng và cạnh tranh.

94

Một phần của tài liệu Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)