đấu thầu đối với các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp Quốc tế 2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Mặc dù nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường được 15 năm song ngành xây dựng luôn đi sau các ngành khác. Hình thức đấu thầu dù sao vẫn còn tương đối mới trong thị trường xây dựng Việt Nam. Các Công ty xây lắp Việt Nam đang trong quá trình vừa thực hiện vừa học hỏi. Vì vậy việc cạnh tranh trong những công trình lớn với nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài là rất khó khăn. Thị trường xây dựng đang là thị trường phát triển với tốc độ cao, vốn đầu tư vào xây dựng ngày càng nhiều và đây là
77
một thị trường tiềm năng nên các Công ty cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Các nhà thầu trong nước đa số mới hoạt động nên chưa có kinh nghiệm trước những nhà thầu đã “lão luyện” của phía nước ngoài. Mặt khác văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, qui định chưa chi tiết, đặc biệt là trong qui chế đấu thầu việc qui định chế độ ưu đãi đối với nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế còn mang tính chung chung, chưa cụ thể nên trên thực tế nhà thầu Việt Nam chưa được hưởng những ưu đãi này.
Nhìn chung thì các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt Nam hầu như ít có cơ hội làm tổng thầu, tỷ lệ thầu chính thấp, đa số làm thầu phụ. Những gói thầu chính trúng thầu phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô. Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế, công nghệ cao nhà thầu Việt Nam chưa đủ khả năng dự thầu. Hình thức thầu phụ cũng rất đa dạng, có công trình thầu phụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có công trình thông qua bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra đấu thầu, cũng có công trình nhận thầu phần nhân công. Nhưng giá cả làm thầu phụ thường bị các nhà thầu chính nước ngoài bắt chẹt, dưới các hình thức gọi phiếu chào giá từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp đồng giao việc. Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bằng bản ghi nhớ, nhưng khi thắng thầu chỉ được làm một phần còn lại nhà thầu nước ngoài giao cho nhà thầu phụ Việt Nam khác có giá thấp hơn. Có trường hợp nhà thầu nước ngoài đơn phương cắt hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầu thắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác.
Về phương pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, thiếu thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo độ chính xác. Các nhà thầu Việt Nam nhiều khi cũng bị xem thường trong khi đấu thầu ngay cả những công trình có vốn trong nước. Tình trạng
78
này diễn ra ở một số ngành, địa phương, khi một nhân vật quan trọng nào đó muốn cho một hãng dự thầu A thắng cuộc, thì dù hãng thầu B có năng lực kỹ thuật tốt và đề xuất giá thầu khá hợp lý, cũng không được chấp nhận. Năng lực của nhà thầu phải dựa trên các yếu tố về vốn, năng lực nhân sự và kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc đánh giá cho điểm các hồ sơ dự thầu hiện nay cũng không công bằng, tuy có điểm chuẩn nhưng chỉ tiêu đặt ra chưa định lượng được, việc cho điểm mang tính chủ quan, thiên vị. Nhà thầu nước ngoài không phải nhà thầu nào cũng mạnh, có những nhà thầu nước ngoài năng lực còn yếu kém hơn nhà thầu trong nước. Mặt khác nhà thầu nước ngoài, với các quy chế quản lý nhà thầu nước ngoài lỏng lẻo như hiện nay thì chủ đầu tư cũng khó mà đánh giá nhà thầu một cách chính xác được.
Một khó khăn nữa cho nhà thầu Việt Nam là qui chế của các tổ chức
cho vay vốn đầu tư. Các dự án ODA xây dựng công trình kết cấu hạ tầng khi giao cho các bộ chuyên ngành làm chủ đầu tư thì các Công ty, Tổng Công ty trực thuộc bộ đó không được tham gia đấu thầu theo thông lệ quốc tế. Mặc dầu các đơn vị này cũng rất mạnh và có nhiều kinh nghiệm, truyền thống về xây dựng, lắp đặt những công trình nói trên. Chẳng hạn các dự án xây dựng điện, xây dựng nhà máy xi măng... đối với những Tổng Công ty, Công ty thuộc Bộ Xây dựng. Hoặc dự án cầu đường cảng với những đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải. Hay dự án nạo vét, xây dựng thuỷ nông đối với những đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v.v... Quy định này Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài trợ quốc tế khác đang kiên trì theo đuổi.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Tổ chức quản lý và nhân sự: Năng lực tổ chức quản lý được thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo đúng tiến độ và đúng chất lượng trong tài liệu giải trình các biện pháp thực hiện. Thực tế cho thấy các nhà thầu Việt Nam còn thua kém các nhà thầu nước ngoài rất nhiều ở
79
điểm này. Trình độ quản lý của đội ngũ quản lý ở các doanh nghiệp xây lắp là chưa cao, cơ cấu không linh hoạt nên không ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường, xử lý các sự cố còn chậm, chưa chính xác. Các phòng ban chức năng của các doanh nghiệp xây lắp cũng chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ năng lực, kinh nghiệm còn yếu kém, trách nhiệm cá nhân với công việc còn chưa cao.
Vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp: tính ổn
định không cao, thay đổi theo công trình vì vậy sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng tuy nhiên với các doanh nghiệp xây lắp hiện nay thì lại không có sự đoàn kết gắn bó giữa cán bộ quản lý và người lao động, sự phối hợp giữa các bộ phận trong lập hồ sơ dự thầu và thực hiện hợp đồng không ăn ý. Bầu không khí làm việc trong các Công ty xây lắp chưa tích cực hăng say và có nền nếp.
Đội ngũ công nhân viên trong các Công ty xây lắp thường trẻ, do đó còn hạn chế về mặt kinh nghiệm. Lao động của các doanh nghiệp thường là hợp đồng trung và dài hạn tuy nhiên số lao động thuê ngoài và làm hợp đồng ngắn hạn cũng chiếm một khối lượng đáng kể, gây khó khăn tới chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công vì số lao động này không ổn định, mất thời gian tìm kiếm và đào tạo.
Hơn nữa cơ cấu tổ chức cồng kềnh, nhiều phòng ban, năng lực trình độ chuyên môn lại không cao. Vì vậy, với đội ngũ lao động đó thì doanh nghiệp xây lắp trong nước khó có khả năng thắng thầu các dự án có quy mô lớn. Đội ngũ lao động lành nghề, nhiều kinh nghiệm là một điểm mạnh của một doanh nghiệp xây lắp. Điều này ai cũng biết nhưng để đạt được thì không phải là dễ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức quản lý của doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý. Cả đội ngũ quản lý và lao động của doanh nghiệp đều chưa đáp ứng được yêu cầu
80
ngày càng cao của các gói thầu do đó để nâng cao khả năng thắng thầu thì đây là một yếu tố mà doanh nghiệp xây lắp cần quan tâm sâu sát.
Máy móc thiết bị: Do sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay máy móc không thể thiếu được trong bất cứ một loại hình sản xuất nào. Tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng là nhiều hay ít. Trong xây dựng cũng vậy, máy móc giúp con người trong những công việc sử dụng nhiều về lực. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì máy móc thường được sử dụng trong đào móng đóng cọc, nhào trộn bêtông, máy phát điện, máy bơm, các loại xe phục vụ cho công tác san lấp cũng như vân chuyển nguyên vật liệu. Đặc trưng của các thiết bị này thường là công suất khá lớn, cồng kềnh và giá của thiết bị thường cao.
Thực tế, các doanh nghiệp xây lắp của Việt Nam có trang thiết bị thường lạc hậu, cũ kỹ, nhập từ các nước Đông Âu, hoặc của các nước trong khu vực. Máy móc thiết bị thường có công suất nhỏ, không đáp ứng được trong việc thi công các công trình lớn, chủ yếu chỉ đáp ứng được các công trình nhỏ, thi công các công trình xây dựng dân dụng là chính. Khi thi công những công trình lớn, những công trình có kết cấu hạ tầng phức tạp thì các doanh nghiệp xây lắp thường phải đi thuê. Mặt khác số lượng máy móc thiết bị của doanh nghiệp xây lắp cũng không nhiều. Máy móc thiết bị lại không đồng bộ, mang tính chắp vá. Mặt khác sự cung cấp nguyên nhiên vật liệu chưa được kịp thời, ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nguyên nhân chính ở đây cũng là do thiếu vốn đầu tư.
Với những máy móc thiết bị như vậy thì các doanh nghiệp xây lắp trong nước khó có khả năng thắng thầu các công trình xây dựng phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng công trình là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhà thầu. Vì vậy nhà thầu trong nước muốn nâng cao khả năng thắng thầu phải mạnh dạn đầu tư cho máy móc thiết bị.
81
Năng lực tài chính: Khả năng tài chính của các doanh nghiệp xây lắp trong nước còn quá hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài, trừ một số Công ty, Tổng công ty thuộc bộ chủ quản là có khả năng tài chính ổn định. Nhìn chung thì tỉ lệ nợ thường cao, vốn chủ sở hữu thấp, khả năng thanh toán thấp. Các doanh nghiệp xây lắp trong nước có khả năng thu hồi vốn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý, vốn cố định khá lớn tuy nhiên chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị còn thiếu. Vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vồn vay ngắn hạn. Trong quá trình dự thầu thì việc tính giá gói thầu cũng chưa chính xác. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp xây lắp trong nước còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Với tiềm lực tài chính như vậy thì doanh nghiệp xây lắp khó mà thắng thầu. Các doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Nhìn chung các nhà thầu trong nước chưa thể hiện sức mạnh cạnh tranh của mình trong các gói thầu đấu thầu quốc tế chủ yếu biểu hiện ở các yếu tố sau:
- Số lượng máy móc thiết bị, vốn và tình hình tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như số lượng công nhân còn hạn chế nên năng suất sản xuất của công ty không cao, khó có khả năng thắng thầu những công trình lớn.
- Đa số cán bộ trong doanh nghiệp xây lắp thường trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong quản lý cũng như thi công.
- Sự không đồng đều về ngành nghề đào tạo nên khó khăn trong việc bố trí công tác cho phù hợp với công việc.
- Thiếu bộ phận chuyên làm Marketing nên thiếu thông tin, phân tích xử lý thông tin không kịp thời và đầy đủ.
82
- Trong các doanh nghiệp xây lắp chưa vận dụng toàn bộ sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh ngiệp. Doanh nghiệp chưa có chế độ thưởng hợp lý.
- Chưa vận dụng khai thác các phương pháp quản lý, cũng như tính giá dự thầu nên thông thường chỉ sử dụng đơn giá Xây dựng cơ bản và các báo giá mà chưa sử dụng tính giá thực tế và trong tính giá dự thầu.
Với những khó khăn tồn tại và những nguyên nhân trên, các nhà thầu trong nước cần phải có những giải pháp cải tiến nâng cao năng lực và tự hoàn thiện mình một cách liên tục và trong thời gian dài. Đồng thời nhà nước cũng phải hỗ trợ nhà thầu trong nước nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của họ, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
83
Chương 3
Giải pháp hoàn thiện pháp luật Đấu thầu đối với các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế
3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Đấu thầu
Triển vọng áp dụng Luật đấu thầu xây lắp quốc tế Việt Nam:
Trong thời gian qua, việc ban hành Luật đấu thầu sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu 2009, Nghị định 85 hướng dẫn thi hành đã đem lại cơ sở pháp lý tốt cho tình hình đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp quốc tế nói riêng. Các công trình xây lắp Quốc tế ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành nhờ vào nguồn vốn ODA; FDI; vốn nhà nước. Trong tương lai có thể khẳng định với cơ sở pháp lý hoàn thiện việc thu hút các nguồn vốn ODA; FDI... cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn. Số dự án còn hiệu lực tính lũy kế đến ngày 15-12-2011 là 13.667 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 198 tỉ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỉ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu của cả nước trong thu hút FDI, với 32,67 tỉ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương [40]. Nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu được khi quyết định đầu tư xây dựng công trình. Để xây dựng những công trình lớn, nhiều khi chúng ta cần phải dùng đến sự hỗ trợ của nhiều nguồn vốn hợp lại.
Nguồn vốn ODA. Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB,
IMF, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa phương đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản vốn trên 6 tỷ USD (trong đó mới thực hiện được khoảng 1,7 tỷ USD). Đối với Việt Nam, ODA là nguồn ngoại lực vô cùng quý giá. Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành bằng nguồn vốn này. Tuy nhiên phần lớn vốn ODA là vốn vay, mà đi vay thì phải
84
hoàn trả lại vốn và lãi nên chúng ta phải chú ý sử dụng có hiệu quả nguồn vồn này, nếu không sẽ để lại gánh nặng nợ nần. Do đó, cần phải áp dụng đấu thầu quốc tế để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn, tránh gây lãng phí, thất thoát.
Hơn nữa, hầu hết các dự án ODA theo thoả thuận ký giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đều phải áp dụng phương thức đấu thầu quốc tế, tuân thủ các quy định ngặt nghèo của nhà tài trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế về đấu thầu. Riêng đối với nguồn vốn ODA song phương, Việt Nam thường bị ràng buộc về việc lựa chọn tư vấn và nhà cung cấp có nguồn gốc từ nước tài trợ.
Nguồn vốn FDI. Năm 2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt
Nam đạt 14,7 tỉ USD, bằng 74% so với năm 2010, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỉ USD, bằng 65% năm 2010, cơ cấu vốn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. 76,4% vốn đăng ký năm 2011 tập trung vào lĩnh vực xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%) [40]. Đây là một nguồn vốn lớn để tăng tổng vốn đầu tư phát triển, đồng thời khu vực này còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng GDP... vì vậy,áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế để hạn chế những tiêu cực như nâng giá thiết bị, đưa vào thiết bị cũ không đảm bảo kỹ thuật... trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.