Triển vọng áp dụng Luật đấu thầu xây lắp quốc tế Việt Nam:
Trong thời gian qua, việc ban hành Luật đấu thầu sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu 2009, Nghị định 85 hướng dẫn thi hành đã đem lại cơ sở pháp lý tốt cho tình hình đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp quốc tế nói riêng. Các công trình xây lắp Quốc tế ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành nhờ vào nguồn vốn ODA; FDI; vốn nhà nước. Trong tương lai có thể khẳng định với cơ sở pháp lý hoàn thiện việc thu hút các nguồn vốn ODA; FDI... cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn. Số dự án còn hiệu lực tính lũy kế đến ngày 15-12-2011 là 13.667 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 198 tỉ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỉ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu của cả nước trong thu hút FDI, với 32,67 tỉ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương [40]. Nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu được khi quyết định đầu tư xây dựng công trình. Để xây dựng những công trình lớn, nhiều khi chúng ta cần phải dùng đến sự hỗ trợ của nhiều nguồn vốn hợp lại.
Nguồn vốn ODA. Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB,
IMF, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa phương đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản vốn trên 6 tỷ USD (trong đó mới thực hiện được khoảng 1,7 tỷ USD). Đối với Việt Nam, ODA là nguồn ngoại lực vô cùng quý giá. Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành bằng nguồn vốn này. Tuy nhiên phần lớn vốn ODA là vốn vay, mà đi vay thì phải
84
hoàn trả lại vốn và lãi nên chúng ta phải chú ý sử dụng có hiệu quả nguồn vồn này, nếu không sẽ để lại gánh nặng nợ nần. Do đó, cần phải áp dụng đấu thầu quốc tế để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn, tránh gây lãng phí, thất thoát.
Hơn nữa, hầu hết các dự án ODA theo thoả thuận ký giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đều phải áp dụng phương thức đấu thầu quốc tế, tuân thủ các quy định ngặt nghèo của nhà tài trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế về đấu thầu. Riêng đối với nguồn vốn ODA song phương, Việt Nam thường bị ràng buộc về việc lựa chọn tư vấn và nhà cung cấp có nguồn gốc từ nước tài trợ.
Nguồn vốn FDI. Năm 2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt
Nam đạt 14,7 tỉ USD, bằng 74% so với năm 2010, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỉ USD, bằng 65% năm 2010, cơ cấu vốn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. 76,4% vốn đăng ký năm 2011 tập trung vào lĩnh vực xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%) [40]. Đây là một nguồn vốn lớn để tăng tổng vốn đầu tư phát triển, đồng thời khu vực này còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng GDP... vì vậy,áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế để hạn chế những tiêu cực như nâng giá thiết bị, đưa vào thiết bị cũ không đảm bảo kỹ thuật... trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư trong nước. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong vốn đầu tư và phát triển. Đầu tư của khu vực này đã tạo ra các công trình trọng điểm của đất nước: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nguồn vốn “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác. Tuy nhiên dây cũng là số vốn thường bị thất thoát nhiều nhất bởi đầu tư vào những công trình không có lãi hoặc khó thu hồi vốn, bởi sự quản lý còn lỏng lẻo...
Muốn tránh được những thất thoát này thì dù cho những công trình có được xây dựng bằng nguồn vốn trong nước chúng ta cũng phải áp dụng phương thức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Có
85
như vậy, mới đảm bảo được chất lượng, tiến độ công trình cũng như đảm bảo được vấn đề tài chính.
Trước tình hình phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam trong tương lai, sự vận động của các nguồn vốn, sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đấu thầu (Luật, Nghị đinh)... chúng ta có thể thấy được đấu thầu quốc tế sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát huy được tác dụng vốn có của nó. Trong tương lai, đấu thầu quốc tế sẽ tạo ra một sân chơi rộng rãi, cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các nhà thầu trong nước và các nhà thầu nước ngoài. Cũng chính nhờ đấu thầu quốc tế mà chúng ta có được những công trình có chất lượng mong muốn, giá thành phù hợp...
Thực hiện chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã có sự “thay da đổi thịt” rõ rệt trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, ngành xây dựng của đất nước cũng có những thay đổi rõ rệt. Việt Nam ngày nay những toà nhà cao tầng, với những trục đường lớn, những nhà máy xí nghiệp, đô thị sầm uất, những công trình to lớn... đã khác hẳn với Việt Nam trước đây. Chính vì vậy, nó cũng kéo theo sự tiến bộ của phương thức đấu thầu đặc biệt là phương thức xây lắp đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng ngày càng phát triển về cả mặt số lượng, quy mô và chất lượng. Đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam trong thời gian này tăng mạnh. Tỷ lệ vốn đầu tư mà nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng trên GDP thường cao, lên đến 40%. Ngoài ra đầu tư và xây dựng ở Việt Nam hàng năm còn nhận được hàng ngàn tỷ đồng vốn vay từ ODA, WB, ADB... và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chúng ta đang trong giai đoạn phải xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt cho việc phát triển kinh tế. Hơn nữa, Việt Nam lại là một trong số những nước được nhận nguồn tài trợ lớn nhất từ bên ngoài. Nên chúng ta cũng có điều kiện hơn các nước khác trong việc xây dựng. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi chúng ta phải phát triển hơn nữa phương thức đấu thầu nói chung và phương thức đấu
86
thầu quốc tế nói riêng. Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn của bên ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. Cho nên việc hoàn thiện hình thức đấu thầu quốc tế là không thể thiếu được trong tình hình hiện nay.