3. Nguyên nhân của hạn chế.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Thứ nhất , tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng ở các cấp từ cao tới thấp, kịp thời ban hành những hướng dẫn mới kịp với từng thời điểm phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Thứ hai, cần quy định những tiêu chuẩn của cán bộ Ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Các lớp đào tạo phải mở thường xuyên với nội dung cập nhật tình hình kinh tế xã hội.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống thông tin liên Ngân hàng dự báo về tình hình kinh tế xã hội, lường trước những khó khăn để có những chiến lược hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng của các Ngân hàng nói chung và tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Hà Tây nói riêng chúng ta có thể thấy rằng các sự cố, rủi ro trong tín dụng là không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao có thể quản trị thật tốt các rủi ro, đảm bảo kết quả tín dụng như
thành nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khóa luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro về tín dụng trong Ngân hàng.
Thứ hai, khóa luận làm rõ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Hà Tây với các số liệu phân tích từ 2010 đến 2012 để qua đó tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế của Chi nhánh trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng
Thứ ba, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Kỹ Thương Hà Tây với mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng và những kiến nghị với nhà nước trong việc hạn chế rủi ro, tổn thất trong hoạt động tín dụng.
Với điều kiện thời gian hạn hẹp và còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế của bản thân, bài khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa.