Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây (Trang 101)

3. Nguyên nhân của hạn chế.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

a. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

Nâng cao vai trò định hướng của Ngân hàng nhà nước trong quản lý và tư vấn cho các Ngân hàng thương mại thông qua việc

sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các Ngân hàng thương mại. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, rườm rà gây khó khăn cho các Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức Tín dụng, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

Tập trung nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các Ngân hàng thương mại có thể áp dụng chính xác, kịp thời với các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền

phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

b. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, với những thông tin được phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức. Nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được Ngân hàng thương mại và thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

Xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính khách quan, tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Thêm nữa, đội ngũ thanh tra, giám sát cần phải chuẩn về nghiệp vụ Ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, thị trường, pháp luật

hoạt động.

Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra. Hiện nay hoạt động của thanh tra ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của Ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của Ngân hàng thương mại.Còn việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng thương mại thì Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện được việc này một cách có hệ thống, chưa có đủ tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Do đó, để thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của Ngân hàng thương mại, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các Ngân hàng thương mại.

thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng thực sự là rất cần thiết: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không những chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê cho các ngân thương mại tham khảo.

Thực tế, các Ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các Ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Đồng thời,

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w