Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây (Trang 87)

3. Nguyên nhân của hạn chế.

3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng Techcombank được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại Chi nhánh Hà Tây từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay đôi khi vẫn còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:

hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của Ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ mọi nguồn thông tin này để có được những nhận định chính xác nhất về khách hàng của mình. Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể không chính xác, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, Ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin.

- Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào phương án, dự án xin vay. Đồng thời, yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn và họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế

sản suất kinh doanh của khách hàng để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này cùng phải kết hợp với lý do khách hàng vay, đánh giá được các phương diện như: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng vốn và khả năng thanh toán. Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho Ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét thêm những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời, Ngân hàng cũng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của Ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Giai đoạn quyết định cho vay

Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo Ngân hàng quyết định cho vay cần phải tập hợp một số thông tin về thị

Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động đúng theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả không tốt với phần vốn vay. Một số vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay: + Nắm vững và theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Nêu rõ nguyên nhân.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với dự kiến ban đầu.

+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng về việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng Techcombank, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (cá nhân). Đồng thời

thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình cấp tín dụng. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết thích hợp.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, Ngân hàng nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w