Để quản lý RRTD, Citibank đưa ra các biện pháp như sau:
Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ ràng chức năng các phòng ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng: + Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Ngân hàng, ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điểu hành các hoạt động của cả Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm để ra mức rủi ro chung của Ngân hàng,
đề ra những chuẩn mực chung cho toàn bộ mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng cho Ngân hàng.
+ Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban. Ban này phải soạn thảo ra những quy chuẩn tín dụng giúp cho Ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý RRTD hoàn chỉnh có hiệu quả, tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư, giảm thiểu đến mức tối đa và phán đoán các RRTD có thể xảy ra, thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với những quy định chung của Ngân hàng.
+ Ban quản lý hạn ngạch tín dụng: Những người quản lý hạn ngạch tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình, xem xét và đánh giá thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng khoản tín dụng đó.
+ Ban đánh giá kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp. Đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng về các chính sách, sự hình thành và các thủ tục trong quản lý tín dụng. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động với giám sát viên kiểm toán viên độc lập.
Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay, việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay theo tiêu chuẩn “ Tín dụng 5 chữ C ” như sau:
Uy tín ( Character ) đó là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín nên Ngân hàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu khách hàng có khả năng trả khoản vay này hay không. Ngân hàng sẽ kiểm tra lại những khoản nợ của khách hàng trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng và trình độ học vấn, cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng đó. Các vấn đề liên quan đến các khách hàng cá nhân, trình độ kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh của các nhân viên trong đó cũng sẽ được xem xét.
Năng lực ( Capiacity ) nói đến khả năng công ty có tiền để thanh toán các khoản vay hay không. Vì vậy mà đây chính là nguồn cơ bản để khách hàng trả nợ các khoản vay, Ngân hàng muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của bạn trong tương lai. Ngân hàng sẽ xem luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả và khả năng chi trả thành công khoản vay.
Vốn ( Capital ) là tiền của các cá nhân đầu tư vào công ty và chỉ tiêu này cho biết khách hàng sẽ thua lỗ bao nhiêu khi công ty phá sản. Ngân hàng muốn khách hàng thế chấp tài sản riêng và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi hỏi vay vốn Ngân hàng. Ngân
hàng sẽ xem xét chỉ số nợ của công ty để hiểu được tổng nợ trên tổng đầu tư của công ty.
Thế chấp ( Collateral ) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là hình thức khách hàng có thể bảo đảm với Ngân hàng. Nếu lượng tiền của công ty không đủ trả nợ thì Ngân hàng vẫn được trả nợ bằng các nguồn khác. Nếu công ty không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ đến thu hồi các tài sản máy móc và các tài sản có giá trị khác … Hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận các mục được coi là thế chấp, chủ doanh nghiệp được yêu cầu thêm tài sản thế chấp cá nhân như: nhà cửa, ô tô, trái phiếu … cùng với tài sản của công ty để xin vay vốn, trong một số trường hợp thì Ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba kí giấy bảo lãnh cam kết và sẽ thanh toán khoản vay nếu như công ty không có khả năng trả nợ.
Điều kiện khác ( Conditions ) liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc gia. Doanh số công ty ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế, nếu như nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số của công ty có thể bị giảm mạnh hay không ảnh hưởng. Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng đến nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn.
Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp nhận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm các quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó, kiểm tra và
đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro cho khoản vay này.
Thứ ba, Citibank có sự phân quyển giữa cấp tín dụng và phê duyệt:
+ Quyền cấp tín dụng: Được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên những năng lực và tư cách, kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên chứ không dựa vào các đạo đức chức vụ của cá nhân đó trong Ngân hàng.
+ Quyết phê duyệt: Việc áp dụng cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ. Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.