Tăng cường công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hà (Trang 59)

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm

3.3.9. Tăng cường công tác quản lý chi phí

Mục tiêu của công ty trong quá trình kinh doanh là tạo được lợi nhuận tối đa và chi phí tối thiểu. Để có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giảm được những khoản chi bất hợp lý, công ty CPCN Hoàng Hà cần:

- Tính đúng, tính đủ nguồn vốn cần thiết trong kinh doanh. Tránh tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, hoặc thừa vốn gây lãng phí làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm.

- Tổ chức tốt quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, tránh tình trạng khách hàng dây dưa nợ khó đòi, ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty.

- Tổ chức tốt công tác mua và dự trữ hàng hóa sao cho phù hợp với nhu cầu của hoạt động kinh doanh, đảm bảo hao phí dự trữ định mức, hạn chế mức thấp nhất tình trạng ứ đọng hàng trong kho gây ứ đọng vốn.

- Công ty cần sắp xếp công việc cho nhân viên một cách khoa học và hiệu quả. Bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người để nâng cao năng suất lao động. Ví dụ không nên để nhân viên kế toán kiêm nhiệm vụ trực văn phòng như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Xây dựng mô hình quản lý gọn nhẹ, linh hoạt nhằm giảm chi phí quản lý, hạn chế chi phí về hợp hành, quà tặng, tiếp khách,… Ví dụ như có quy định giới hạn cho các hóa đơn tiếp khách, thực hiện tiết kiệm điện, điện thoại … trong toàn công ty.

3.4.. Một số kiến nghị với Nhà nước

Trong quá trình phát triển của các DN, thì Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các điều luật như: luật DN, luật lao động, luật thương mại,... Các điều luật này ảnh hưởng không nhỏ tới các DN, do các DN hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp. Sự can thiệp tích cực của Nhà nước sẽ giúp DN thực hiện tốt hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

- Nhà nước nên hoàn thiện hơn luật DN, luật lao động, các chính sách về tiền lương, thuế thu nhập DN, các thủ tục hành chính... để động viên khuyến khích các DN tăng cường hoạt động kinh doanh, kích thích nền kinh tế phát triển.

- Nhà nước nên kiểm soát sự biến động của giá cả hơn nữa, tránh tình trạng giá cả tăng nhanh hơn mức thu nhập bình quân trong xã hội. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp nhằm kiềm chế giá cả tăng đột biến như thời gian đầu năm 2009.

- Nhà nước cũng nên quân tâm nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo giáo dục, cải tiến phương pháp, chương trình giáo dục để đào tạo ra những cử nhân có trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội. Tránh thực trạng cử nhân ra trường bỡ ngỡ khi bắt tay vào công việc và các DN lại mất chi phí đào tạo lại.

- Cung ứng đủ điện đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành điện phải có thông báo trước cho các DN thời gian cắt điện và phải đền bù thiệt hại khi cúp điện.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn, quản lý chặt chẽ các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả…

- Nhà nước cần có các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, bớt cồng kềnh nhiều giai đoạn gây cản trở cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Nhà nước nên hoàn thiện hệ thống các ngân hàng, tài chính giúp công ty vay vốn một cách dễ dàng. Đồng thời hoàn thiện hệ thống thị trường chứng khoán. Đây là thị trường vốn mà khả năng lưu chuyển của nó nhanh và hiệu quả. Vì khi muốn tăng vốn kinh doanh thì công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường. Từ đó giúp các doanh nghiệp huy động được đồng vốn nhanh và hiệu quả phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Đây là cách làm của các công ty trên Thế Giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hà (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w