.Một số bμi học kinh nghiệm rút ra từ việc sử dụng ph−ơng pháp lập bảng hệ thống kiến thức trong dậy học lịch sử ở cấp trung học phổ thông

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức và so sánh trong dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 66)

thống kiến thức trong dậy- học lịch sử ở cấp trung học phổ thông

1.Sử dụng lập bảng HTKT ,đem lại hiệu quả rõ rệt trong dạy- học , đảm bảo cả yêu cầu giáo d−ỡng, giáo dục và phát triển . Ph−ơng pháp đó không chỉ áp dụng trong dạy học đại trà mà còn đặc biệt cần thiết trong các lĩnh vực khác nh− ôn thi đại học, bồi d−ỡng học sinh giỏi.So sánh, lập bảng HTKT trong dạy học lịch sử phù hợp với ph−ơng pháp dạy học hiện đại - ph−ơng pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, trí thông minh, sáng tạo của học sinh.

2. Trong ch−ơng trình lịch sử ở trung học phổ thông, bài nào cũng có vấn đề để lập bảng HTKT. Trong soạn bài, lên lớp, thầy cô giáo cần l−u ý để không bỏ qua một cơ hội nào sử dụng ph−ơng pháp này. tuy nhiên, cách thức sử dụng phải hết sức linh hoạt: có thể tiến hành trên lớp, có thể trong câu hỏi soạn bài của học sinh, có thể là bài tập về nhà cho học sinh .

3. Hình thức phải phong phú, sinh động, thích hợp, tránh đơn điệu gây sự nhàm chán cho học sinh.

Đề TμI THứ hai :

sử dụng t− liệu trong giảng dạy lịch sử Trung học phổ thông.

Ngời viết: Trần Thị Hải.

Trờng trung học phổ thông chuyên Lμo Cai.

I.Cơ sở lý luận vμ thực tiễn.

Lịch sử là bộ môn trình bày, nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình phát triển của loài ng−ời, của dân tộc. Bản thân lịch sử là vô cùng phong phú, sinh động, song do đặc tr−ng của bộ môn lịch sử là phản ánh những sự kiện xấy ra trong quá khứ, đã diễn ra từ lâu, thậm chí hàng nghìn năm mà ng−ời học không hề đ−ợc chứng kiến. Bộ môn lịch sử hiện nay trong tr−ờng phổ thông bị đóng khung bởi số trang, cách viết hết sức khô khan, tài liệu tham khảo dành cho học sinh không đáng kể, vì vậy các tiết lịch sử đã bị t−ớc đi phần sống động, trở nên vô vị, làm cho học sinh quay l−ng lại, không thích học lịch sử, dần dần trở nên “mù lịch sử”.

Văn học vốn là tấm g−ơng phản ánh lịch sử, phản ánh cuộc sống với muôn màu, muôn vẻ; tác giả th−ờng là ng−ời trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hiện t−ợng lịch sử . Vì các lý do trên, các tác phẩm văn học th−ờng có giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật cao, nếu ng−ời dạy lịch sử biết sử dụng sẽ góp phần không nhỏ làm cho bài học trở nên sinh động, làm cho sự kiện lịch sử “ nhảy múa” tr−ớc mắt học sinh, làm cho các em yêu thích lịch sử hơn, từ đó thực hiện mục đích phát triển nhận thức, giáo dục t− t−ởng, tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh.

Ph−ơng pháp dạy bộ môn lịch sử vẫn dựa trên công thức Đai ri, vì vậy việc đ−a t− liệu nói chung, t− liệu văn học nói riêng vào giảng dạy là hoàn toàn phù hợp với lý luận về ph−ơng pháp dạy, học Lịch sử.

Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm qua, bản thân tôi khẳng định việc đ−a t− liệu vào giảng dạy môn lịch sử đ−a lại hiệu quả rõ rệt, tiết học trở nên hấp dẫn hơn, kiến thức lịch sử đ−ợc khắc sâu hơn, mục đích giáo dục đ−ợc thực hiện nhẹ nhàng, tinh tế hơn.

Sáng kiến này của tôi đã đ−ợc biên soạn, đ−a vào làm chuyên đề bồi d−ỡng hè cho giáo viên trung học phổ thông của tỉnh, sau đó nhiều đồng chí giáo viên đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy.

II.Những t− liệu có thể sử dụng trong ch−ơng trình lịch sử 12 ( phần lịch sử Việt Nam ) vμ lịch sử lớp 10.

A.ch−ơng trìnhlịch sử 12 ( phần lịch sử Việt Nam ) .

Bμi 12.

Thủ đoạn vơ vét, bóc lột bằng thuế khoá nặng nề: Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt Rút chặt dần nh− thắt chỉ se

Giai cấp nông dân bị bóc lột tμn tệ :

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy , đ−ờng thôn lính đầy... Con đói lả ôm l−ng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi Kiếp ng−ời cơm vãi, cơm rơi Biết đâu nẻo đất, ph−ơng trời mà đi Tình cảnh giai cấp công nhân:

Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào đất đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu

Thịt x−ơng vùi gốc cao su mấy tầng.

Trong cuốn Địa ngục cao su , Nguyễn Hải Trừng đã ghi lại 13 điều bị đánh

của công nhân cao su:

Bắc kiềng lệch và không đúng kích th−ớc- Đặt bát mủ hơi nghiêng , không kịp lau bên trong và bên ngoài - Cạo không ngay, miệng không thẳng - Cạo không đúng một ly đã đề ra- Cạo dày dăm hơn một ly r−ỡi - Mủ rơi xuống đất vài giọt mà không bốc lên hết - Trời m−a mủ dính tràn thân cây mà không gỡ kịp - Làm khoán không hết phần công việc bắt buộc- Dao không sắc - ốm ch−a liệt gi−ờng mà không đi làm - Không có đủ số mủ quy định - Không biết “ phải quấy” với cấp trên - Có vợ xinh. Nhận xét về tính chất phong trμo đấu tranh của t sản dân tộc:

“ Bọn t− sản bản xứ mới lên, có địa vị là nhờ ở nền đô hộ Pháp. Nền đô hộ ấy đã sinh ra bọn này, nh−ng lại không để cho họ phát triển, vì vậy tầng lớp t− sản nhỏ bé bị ngạt thở trong phạm vi chật hẹp và phụ thuộc mà quan thầy ngoại quốc - cha đỡ đầu của họ - đã dành cho họ; và vì thế họ hờn mát nh−ng cũng nhè nhẹ thôi... Báo của họ chỉ trích những vụ hà lạm nh−ng lại phỉnh nịnh những kẻ hà lạm, họ than phiền về những đạo luật đè nén áp bức nh−ng vẫn cậy thế vào “ n−ớc mẹ”, họ mủi lòng cho số phận khốn khổ của ng−ời Việt Nam nh−ng vẫn ca tụng công đức mơ hồ của một nền khai hoá tốt đẹp hơn. Họ muốn chữa bệnh nh−ng không dám tìm và tấn công nguồn gốc của bệnh”.

Vụ đấu tranh đòi nhμ cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu:

Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt tại Th−ợng Hải và giải về n−ớc (18/ 6/1925). Thực dân pháp cải tên cụ là Trần Đức và bí mật đ−a về giam ở nhà pha Hoả Lò ( Hà Nội ) với âm m−u sẽ ám hại Cụ.

Hội Phục Việt rải truyền đơn khắp các thành phố lớn ở miền Bắc kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi tha Phan Bội Châu. Thực dân Pháp buộc phải đ−a Cụ ra xét xử công khai ở tr−ớc toà Đề hình.

Lời Cụ Phan tr−ớc toà : “ Từ khi Chính phủ sang cai trị đến giờ đã hai m−ơi năm mà chính sách không hề có gì thay đổi. Tôi là ng−ời Nam, tôi hết sức yêu n−ớc Nam, muốn thức tỉnh dân tộc Việt Nam, ấy thế nên sinh ra cái t− t−ởng phản đối chính phủ. Nếu trong tay tôi có mấy vạn hải quân, mấy m−ơi vạn lục quân, binh tinh, l−ơng túc, súng đủ đạn nhiều, tàu chiến có, tàu bay có thì có lẽ tôi hạ chiến th−, đ−ờng đ−ờng chính chính đánh lại với chính phủ thật đấy! Thế nh−ng, tôi chỉ là mọt kẻ th− sinh, túi không một đồng tiền, tay không một tấc sắt, không lấy võ lực mà phản đối lại đ−ợc, vậy tôi chỉ dùng văn hoá, nghĩa là tôi tr−ớc th− lập ngôn để cổ động nhân dân, yêu cầu chính phủ cải l−ơng chính trị. Chẳng dè chính phủ ngờ vực tôi, bắt bớ tôi, tôi trốn ra ngoại quốc để hành động cho đạt cái mục đích tôi”.

Vụ phạm Hồng Thái ám sát Méc lanh - toμn quyền Đông dơng ( 19 giờ ngμy 19 tháng 6 năm 1924 ).

“ Việc này cốt giết đ−ợc tên Méc lanh mà hắn lại thoát nạn, tất nhiên liệt sĩ ở d−ới suối vàng cũng phải ôm bụng thở dài. Nh−ng không thể bảo rằng không thành công đ−ợc. Bởi vì chí nguyện của ta là cốt ở chỗ cảnh cáo bọn chính trị tàn ác, chứ không phải cá nhân tên Méc lanh. Liệt sĩ đã làm đ−ợc việc cảnh cáo nhà chính trị, thế là đã đạt đ−ợc mục đích rồi”.

( Truyện Phạm Hồng Thái - Phan Bội Châu).

“ Sống chết đ−ợc nh− Anh

Thù giặc th−ơng n−ớc mình Sống làm quả bom nhỏ Chết nh− dòng n−ớc xanh”.

( Tố Hữu ).

Nhận thức về bạn, về thù của Nguyễn ái Quốc sau khi đi qua nhiều nớc Âu, á, Phi, Mĩ; lμm nhiều nghề khác nhau để sống vμ hoạt động cách mạng:

“ Mặc dù màu da khác nhau, nh−ng rõ ràng là trên đời này chỉ có hai loại ng−ời: một bên là bọn đi áp bức bóc lột, một bên là những ng−ời bị áp bức bóc lột. Và trên đời này thực tế cũng chỉ có một mối tình hữu ái, đó là tình hữu ái của giai cấp vô sản”. (Nguyễn ái Quốc).

“ Mở mắt trông quanh màu sắc mới

á, Âu đâu cũng dòng trong, đục Vàng, máu chia hai cảnh khổ, giầu”

( Tố Hữu ).

Tác động của Bản yêu sách của nhân dân An Nam mμ Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai ( 1919 ):

“ Ng−ời Pháp gọi đó là một quả bom. Chúng tôi gọi đó là tiếng sấm, tiếng sét. Tiếng sấm mùa xuân xua tan màn s−ơng mù vây bọc chúng tôi, làm nẩy ra những mầm nằm sâu trong lòng. Ng−ời mình ra ngoài kiếm ăn nói chung đều yêu n−ớc, mong n−ớc độc lập. Bây giờ ở ngay thủ đô n−ớc Pháp, ở giữa ngay cái hội nghị c−ờng quốc, có một ng−ời Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi cho cả dân tộc mình, d− luận thế giới xôn xao lên, bàn tán rầm rầm... Độ ấy, Ng−ời mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn ái Quốc. Chữ tên Nguyễn ái Quốc bản thân có sức hút rất lạ,nói đến chữ tên đó cứ cảm nh− mình đang làm một việc gì tốt lắm, cảm nh− có cái gì đang thúc giục mình đây”.

( trích hồi ký của Bùi Lâm - Việt kiều ở Pa ri).

Tháng 7 năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cơng về vấn đề dân tộc vμ vấn đề thuộc địa của Lê nin :

“ Luận c−ơng của Lê nin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin t−ởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nh− đang nói tr−ớc quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đ−ờng giải phóng chúng ta”.

( Hồ Chí Minh). “ Xóm thợ Pa ri nghèo cuối ngõ

T−ng bừng gác trọ đón bình minh Mác - Lê nin đến từng trang đỏ Chân lý đây rồi lẽ tử sinh “.

( Theo chân Bác - Tố Hữu ).

“ Luận c−ơng Lê nin đến Bác Hồ và Ng−ời đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin

Bốn bức t−ờng im nghe Bác lật từng trang sách gấp T−ởng bên ngoài đất n−ớc đợi mong tin”.

Tác dụng của báo “ Ng−ời cùng khổ” :

“ Đứng dậy ơi Ng−ời cùng khổ ơi! Tiếng chuông ta đánh giục liên hồi Hãy bay đi, bay qua sông núi Về n−ớc non xa thức tỉnh đời!”

( Theo chân Bác - Tố Hữu ).

“Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn ái Quốc viết năm 1921, xuât bản năm 1925 ở Pa ri, gồm 12 ch−ơng và 1 phụ lục. 11 ch−ơng đầu làm nổi bật cuộc sống ở

thuộc địa. Một số nội dung chính:

- Thuế máu: Sự bóc lột, đàn áp, chém giết, chính sách ngu dân của thực dân Pháp ở thuộc địa.

- Nô lệ thức tỉnh : Sự vùng lên của nhân dân thuộc địa. - Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa.

Mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa vμ cách mạng vô sản ở chính quốc: “ Chủ nghĩa t− bản là một con đỉa có một cái vòi

bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu ng−ời ta muốn giết con vật ấy, ng−ời ta đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu ng−ời ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt sẽ mọc ra “.

Tham luận của Nguyễn ái Quốc tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản nêu bật tính chất chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc:

“ Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới phụ thuộc phần lớn vào thuộc địa, nơi cung cấp l−ơng thực và binh lính cho các n−ớc đế quốc chủ nghĩa. Nếu ng−ời ta muốn đánh bại các n−ớc này, chúng ta bắt đầu phải t−ớc hết thuộc địa của chúng đi”.

( Hồ Chí Minh - tuyển tập ).

Bμi 13.

An be Xa rô, từ toàn quyền Đông D−ơng về làm bộ tr−ởng thuộc địa ở Pháp, có lần hăm dọạ Nguyễn ái Quốc nh−ng lại vạch ra đúng hμnh trình của Nguyễn ái Quốc từ Pháp đi Liên Xô, từ Liên Xô đi Quảng Châu ( Trung Quốc):

“ N−ớc Pháp rất khoan hồng, n−ớc Pháp rất muốn làm những việc cải cách. Nh−ng n−ớc Pháp sẽ không tha thứ cho những ng−ời nào từ Pa ri đến Mạc t− khoa, từ Mạc t− khoa đến Quảng Châu và từ Quảng Châu đến Đông D−ơng kiếm cách gây nên những sự rối loạn”.

( Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch- Trang 61

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức và so sánh trong dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)