Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động

Một phần của tài liệu cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40)

II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTM hiện nay

1. Tình hình huy động vốn

1.2. Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động

ĐVT: triệu đồng

Thời gian Khoản mục

31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.NV ngắn hạn 10.146.339 16,6 7.223.376 10,4 13.208.943 14,0 14.042.685 10,6 -Nội tệ 9.177.380 6.243.526 10.352.916 12.570.083 -Ngoại tệ 968.959 979.850 2.856.027 1.472.602 2.NV dài hạn 51.056.985 83,4 62.384.718 89,6 81.426.656 86,0 118.518.440 89,4 -Nội tệ 41.671.076 51.108.372 63.503.968 95.258.063 -Ngoại tệ 9.385.909 11.276.346 17.922.688 23.260.377 Tổng 61.203.324 100 69.608.094 100 94.635.599 100 132.561.125 100 % Tăng giảm 13,7 36,0 40,0

Bảng 8 - Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động

Từ bảng 7 ta thấy nguồn vốn dài hạn luôn là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn và phần lớn là nguồn nội tệ. Qua các năm thì nguồn này tăng trưởng đều và ngày càng cao cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn, kéo theo đó là sự tăng lên của nguồn vốn ngoại tệ. Để hiểu rõ hơn sự biến động này ta đi vào phân tích cụ thể hơn từng loại nguồn vốn:

41 Biến động nguồn vốn ngắn hạn: ĐVT: triệu đồng Thời gian Khoản mục 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 1.NV ngắn hạn 10.146.339 7.223.376 13.208.943 14.042.685

2.Biến động tăng giảm -2.922.963 +5.985.567 +833.742

% Biến động -28,8 82,9 6,3

Bảng 9 - Biến động nguồn vốn ngắn hạn

Trong năm 2008 nguồn vốn ngắn hạn đã giảm khá rõ rệt so với năm 2007. Nguyên nhân là trong năm 2008 nguồn huy động kỳ phiếu, tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm mạnh. Tuy nhiên, sang năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn tăng lên 82,9%, kết quả này là do tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng tăng lên.

Khác với nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung-dài hạn lại là nguồn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng trưởng đều qua các năm, được thể hiện ở bảng sau:

Biến động nguồn vốn trung - dài hạn:

ĐVT: triệu đồng

Thời gian

Khoản mục 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 1.NV dài hạn 51.056.985 62.384.718 81.426.656 118.518.440

2.Biến động tăng giảm +11.327.733 +19.041.938 +37.091.784

% Biến động 22,2 30,5 45,6

42

Theo sự biến động của tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn trung dài hạn cũng tăng rất nhanh qua các năm. Đó là do Ngân hàng phát hành trái phiếu trung dài hạn với số lượng lớn nhằm thu hút nguồn tiền điều chuyển về trung ương và điều hoà vốn cho hệ thống. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi của tổ chức tín dụng.

Kết cấu ngoại tệ và vàng theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng

Thời gian Khoản mục

31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 5.208.781 74,7 9.157.409 84,0 20.479.109 92,8 29.168.264 94,3

2. Trung hạn 1.759.992 25,3 1.738.485 16.0 1.593.479 7,2 1.775.887 5,7

Tổng 6.968.773 100 10.895.894 100 22.072.588 100 30.944.151 100

% Tăng giảm 56,3 102,6 40,2

Bảng 11 - Kết cấu ngoại tệ và vàng theo kỳ hạn

Qua các năm nguồn vốn huy động ngoại tệ và vàng có sự thay đổi rất lớn. Đặc biệt là nguồn ngoại tệ và vàng ngắn hạn, luông chiếm ưu thế với tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn. Như vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động tiền gửi ngoại tệ và vàng trung – dài hạn thông qua các nguồn khác nhằm huy động tối đa nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động tín dụng của mình.

* Nhận xét tình hình huy động vốn tại ACB.

Nguồn vốn huy động của ACB trong những năm qua tăng trưởng khá cao, Ngân hàng ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng trong cả nước. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã, đang đạt được những kết quả hết sức khả quan cho thấy Ngân hàng đã áp dụng tốt chính sách khách hàng và các biện pháp huy động vốn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Từ việc triển khai các hình thức huy động vốn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn nên mặc dù lãi suất huy động trong những năm qua nhiều lần giảm, Ngân hàng vẫn làm tốt công tác huy động vốn,

43

không những phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng mà còn hỗ trợ về vốn cho các chi nhánh khác trong cùng hệ thống qua phương thức điều chuyển vốn.

Một số Ngân hàng đã biết tính toán việc huy động vốn gắn với hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động bằng cách tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi có lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế trên cơ sở định hướng đúng đắn chiến lược huy động vốn, bằng nhiều hình thức đa dạng trong tiếp thị với khách hàng thuộc mọi ngành, thành phần kinh tế với nhiều mức lãi suất thích hợp nên đã từng bước thu hút được nguồn vốn lớn từ các cấp chủ quản ngành.

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của ACB tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc, đa số là nguồn huy động từ khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng cao (trên 80%). Khi các khách hàng này rút vốn thì nguồn vốn của ACB sẽ hẫng hụt rất lớn. Do đó Ngân hàng nên đa dạng hoá khách hàng và có quan hệ tốt với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DNNN lớn, các tổ chức kinh tế, các Công ty cổ phần và các Công ty TNHH...

Một phần của tài liệu cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)