Giải pháp

Một phần của tài liệu cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố theo dõi và nắm bắt kịp thời biến động về vốn khả dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay tái cấp vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, bảo đảm tiền vay tái cấp vốn được sử dụng đúng mục đích để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.

NHNN nên xem xét lại mức lãi suất huy động hợp lý, để tránh tình trạng một số Ngân hàng vượt rào. Ngoài ra, thanh tra NHNN phải kiểm soát chặt chẽ cơ cấu huy động vốn của các NHTM cũng như việc sử dụng nguồn tái cấp vốn, không để các NHTM đưa nguồn vốn này đẩy vào tín dụng bên cạnh kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới mức 20% theo đúng Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của NHNN.

Trong trung hạn, các Ngân hàng nên phát triển kênh huy động vốn qua công cụ trái phiếu doanh nghiệp. Đây là một công cụ huy động vốn có rất nhiều tiềm năng cho Ngân hàng, nên có kế hoạch để từng bước đưa cơ cấu vốn huy động qua trái phiếu .

Trong quá trình huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động vốn vốn trung-dài hạn cho đầu tư phát triển, đó là một đòi hỏi rất lớn trong quá trình CNH-HĐH. Ngân hàng cần nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời các loại kỳ phiếu, trái phiếu có kỳ hạn dài khác nhau từ 1năm đến 5 năm, với mệnh giá từ 500.000 đồng, 1 triệu đồng, 20 triệu đồng, 30 triệu đồng... có thể trả lãi trước ở năm đầu và có khả năng chuyển nhượng dễ dàng.

Ngân hàng có thể tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán, mở rộng khối lượng tài khoản cá nhân góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, thúc đẩy thanh toán qua Ngân hàng, từ đó tăng lợi nhuận.

Đa dạng hoá nguồn vốn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động và qua nhiều kênh khác nhau. Đi đôi với giải pháp tạo vốn trực tiếp, còn có những giải pháp khác liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ của bản thân Ngân hàng để mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn và thực hiện tốt công tác thu nợ, tránh để tình trạng nợ quá hạn kéo dài.

62

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần chú trọng tới việc thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở đa dạng hoá khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, mở rộng có chọn lọc khách hàng mới, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng.

Ngân hàng cần thường xuyên nắm thông tin kịp thời về hình thức huy động, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng khác cũng như mức trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra được các mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh. Các giải pháp này tuy không phải là những giải pháp trực tiếp song nó lại có tác động khá lớn đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần phải chú ý thực hiện

Ngoài ra, Ngân hàng cần tiếp tục nâng cao chất lượng các loại dịch vụ đã có như dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ. Đồng thời mở rộng các dịch vụ mới như dịch vụ cho thuê két, làm đại lý thanh toán, bao thanh toán….

KẾT LUẬN

Việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có sự thực hiện nhiều biện pháp một cách đa dạng và đồng bộ từ phía Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Các biện pháp đó được bắt đầu từ công tác nghiên cứu, khái quát hoá của người quản lý đến các nghiệp vụ cụ thể ở phòng tín dụng của mỗi ngân hàng và sự quản lý, điều hành, đổi mới của Ban Giám đốc.

Một phần của tài liệu cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)