Công ty CP in Hưng Thịnh 8.330.69 8.330

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng hóa chất tại Công ty TNHH DVTM Bảo Lợi – Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

… … … …

Tổng cộng 101.595.537 55.968.688 45.626.849

* Ý kiến 5: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản…Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu không được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty.

Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi như chế độ cho phép, khoản trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận đơn vị đạt được và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năng đòi được trong năm quyết toán.

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.

* Phương pháp lập:

- Nợ quá hạn: DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ra cho từng khoản nợ khó đòi, các chứng từ liên quan. Đối với nợ đã đến hạn thanh toán thì tiến hành trích lập dự phòng, nếu chưa đến hạn thanh toán nhưng khó thu hồi thì trích lập theo mức dự kiến không thu hồi được.

+ Trích lập 30% giá trị đối với nợ quá hạn 3 tháng đến 1 năm. + Trích lập 50% giá trị đối với nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm. + Trích lập 70% giá trị đối với nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm.

- Nợ chưa đến hạn: Nếu do các cá nhân, DN đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, vi phạm pháp luật…thì dự kiến mức không thu hồi được để lập dự phòng.

Khi có nợ khó đòi thì DN trích lập dự phòng, hạch toán vào TK 1592 . * Phương pháp kế toán được tiến hành theo trình tự sau:

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:

Nếu số dự phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập.

Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý DN của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phải thu khó đòi để kế toán làm căn cứ lập BCTC theo định khoản: Ghi Nợ TK 642 và ghi Có TK 1592.

Ngược lại, nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý DN trong kỳ theo định khoản ngược lại: Nợ TK 1592 và ghi Có TK 642.

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi và ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác.

Đồng thời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ, đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi tăng vào TK 711: Thu nhập khác, ghi tăng số tiền thu được. Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (TK ngoài Bảng cân đối kế toán).

Kế toán công nợ có thể căn cứ vào Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng cuối niên độ, căn cứ vào kinh nghiệm của mình xây dựng khoản dự phòng nợ

phải thu khó đòi (theo mẫu) để ước tính kế toán về số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập cuối niên độ.

ƯỚC TÍNH DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI Năm 2008 Chỉ tiêu Tổng số dư công nợ phải thu Tỷ lệ nợ khó đòi ước tính

Ước tính số nợ phải thu khó đòi Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi Nợ quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm 30% Nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm 50% Nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm 70% Nợ chưa đến hạn nhưng DN không còn khả năng thanh toán Số dự phòng nợ phải thu khó đòi ước tính Số dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng Số dự phòng trích lập vào chi phí cuối niên độ

Số dự phòng phải thu khó đòi ước tính ngắn hạn phản ánh vào chỉ tiêu mã 139 “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi”. Số dự phòng nợ phải thu khó đòi ước tính dài hạn phản ánh vào chỉ tiêu mã 249 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi”.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng hóa chất tại Công ty TNHH DVTM Bảo Lợi – Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w