Công ty đã tuân thủ năm điều kiện ghi nhận doanh thu và xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Thực tế, trong kỳ, DN ghi nhận doanh thu đã phù hợp với chi phí trong kỳ
Về đánh giá thực tế hàng bán, công ty tuân thủ theo VAS 02 “Hàng tồn kho” và nhất quán trong các kỳ kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kê khai hàng tồn kho. Phương pháp này đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình biến động tài sản trong doanh nghiệp.
Về trình bày Báo cáo tài chính, công ty đã thực hiện tương đối đầy đủ các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính theo VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính”. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Ngoài ra còn có thêm Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
4.1.1.2. Hạn chế.
Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh của Công ty, khi bán hàng giao hàng trước rồi thu tiền hàng sau, dó đó số tiền phải thu là khá lớn. Tuy nhiên, kế toán Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ. Như vậy, Công ty chưa tuân thủ theo VAS 14, tại đoạn 18, dòng 4 “Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu…”
Không những thế, do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo, vì
vậy việc này không tránh khỏi sự giảm giá của hàng hóa trong kho. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vẫn chưa được tiến hành nên nó gây ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, Công ty chưa áp dụng VAS 02 “Hàng tồn kho” về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Các khoản công nợ phải thu, phải trả của Công ty chưa có đầy đủ thông tin để bóc tách công nợ thành ngắn hạn và dài hạn; dự phòng ngắn hạn và dự phòng dài hạn để phản ánh vào các chỉ tiêu tương ứng trên bảng cân đối kế toán. Thực trạng tại Công ty là ghi toàn bộ vào ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào việc vay vốn trong kỳ kế hoạch. Việc trình bày thông tin như vậy là chưa phù hợp với yêu cầu của VAS 21“Trình bày báo cáo tài chính”.