Phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 36)

11. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học

Bài tập thực hành thí nghiệm có thể sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu bài học mới, củng cố - hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá.

1.3.3.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu nghiên cứu bài học mới.

Trong khâu nghiên cứu bài học mới, bài tập thực hành thí nghiệm được dùng như là một bài tập tình huống, bài tập nhận thực, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức mới và hình thành nên kĩ năng mới. Học sinh phải tự mình tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích thí nghiệm… để rút ra kết luận có giá trị nhận thức mới. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh phân tích kết quả, tìm ra mối liên giữa nguyên nhân và kết quả bằng các câu hỏi định hướng. Bài tập này thường đưa ra trước khi nghiên cứu một nội dung mới, một vấn đề mới.

1.3.3.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu củng cố - hoàn thiện kiến thức

31

Các bài tập thực hành được sử dụng trong khâu củng cố - hoàn thiện kiến thức thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại khóa, ôn tập cuối chương, ôn tập cuối kì hoặc cuối năm…Các bài tập này có tác dụng lớn trong việc chính xác hóa các khái niệm, tăng cường tính vững chắc, tính hệ thống của các kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo. Trong đó việc xác lập các mối quan hệ giữa các biểu tượng về sự vật hiện tượng cụ thể với các khái niệm trừu tượng có vai trò quan trọng.

1.3.3.3. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong kiểm tra đánh giá

Trong dạy học Sinh học, việc kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên và định kỳ dưới nhiều hình thức: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, trắc nghiệm khách quan…Công việc kiểm tra đó cũng có thể được thực hiện thông qua các bài tập thực hành thí nghiệm vì vừa kiểm tra được kiến thức, kĩ năng vừa sinh động hấp dẫn đối với học sinh. [2]. [25]. [8].

1.3.3.4. Những lưu ý khi sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học

Bài tập thực hành thí nghiệm có thể được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau:

Hình thc 1: Thí nghiệm thao tác trên hiện vật, tức là sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, các vật liệu khác cần thiết để làm thí nghiệm. Qua đó quan sát, theo dõi ghi chép kết quả, giải thích, tường trình rút ra kết luận.

Hình thc 2: Thí nghiệm chỉ được giải bằng lí thuyết (mang tính chất thực nghiệm tưởng tượng).

Hình thc 3: Thí nghiệm bằng hình vẽ (dùng hình vẽ để mô tả cách lắp đặt thí nghiệm, hoặc từ hình vẽ cho trước phân tích các khả năng phù hợp…).

Trong quá trình dạy học Sinh học, nên ưu tiên sử dụng hình thức 1, vì đây là bài tập mang tính chất thực hành, học sinh được trực tiếp thao tác, quan sát để thu nhận kết quả, xử lí, thu hoạch…

32

Khi vận dụng các bài tập thực hành thí nghiệm cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Các thí nghiệm được tiến hành phải được hiểu rõ mục đích, các điều kiện thí nghiệm, yếu tố thí nghiệm và yếu tố đối chứng.

- Việc quan sát những diễn biến trong quá trình thí nghiệm phải thật chính xác.

- Giai đoạn cuối của thí nghiệm thực hành là đối chiếu với thí nghiệm đối chứng để tìm ra được bản chất bên trong của các hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm thông qua việc thiết lập các mối quan hệ nhân – quả giữa các hiện tượng.

-Thí nghiệm chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, vì vậy nó có thể phải thực hiện trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào tính chất của từng quá trình. Có những thí nghiệm chỉ thực hiện trong một tiết học, có những thí ngiệm phải trải qua hàng giờ, hành ngày…Đối với những thí nghiệm dài ngày GV phải có kinh nghiệm tính toán trước thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thí nghiệm kết quả sao cho khi bài giảng có liên quan đến thí nghiệm thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết quả thí nghiệm.

- Đặt thí nghiệm là khâu quan trọng của thí nghiệm thực hành. GV cần tổ chức sao cho HS cần được trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ động thay đổi các điều kiện thí nghiệm lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm. Tổ chức thí nghiệm thực hành như vậy sẽ có tác dụng lớn về mặt trí dục, đăc biệt có tác dụng giáo dục khoa học kĩ thuật. [2].

- Cần phải đảm bảo các điều kiện để khi tiến hành thí nghiệm an toàn tuyệt đối.

Khi sử dụng hình thức 2 và hình thức 3, HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên tham gia thiết kế, mô tả, đề xuất phương án thí nghiệm trên giấy và bút

33

(bằng lời hoặc hình vẽ); hoặc xem xét tính hợp lí của cách thiết kế cũng như các biểu diễn và kết quả thí nghiệm…từ đó rút ra kết luận. Loại bài tập này được sử dụng trong trường hợp thiếu thiết bị thí nghiệm, thời tiết xấu không tiến hành thí nghiệm được, hoặc sử dụng trong khâu kiểm tra đánh giá…Hai hình thức này gọi là bài tập thực hành thí nghiệm tư duy trên giấy và bút.

Việc vận dụng bài tập thí nghiệm tư duy trên giấy và bút, tuy học sinh không có điều kiện học tập và rèn luyện các thao tác thí nghiệm, nhưng ưu điểm chính của phương pháp là đòi hỏi học sinh phải tư duy tích cực mới có thể hiểu được thí nghiệm, trả lời được các câu hỏi, bài tập để tìm ra được kết luận cần thiết. [6]. [46].

1.4. Cơ sở thực tiễn để thiết kế và sử dụng bài tập thực hành trong dạy học Sinh học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)