Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34)

11. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm

1.3.2.1. Thí nghiệm

Theo quan điểm của lí luận nhận thức, việc áp dụng, triển khai các thí nghiệm trong dạy học có vai trò quan trọng vì:

- Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận và xử lí thông tin, hình thành kiến thức khoa học. Thông qua thí nghiệm, các dữ liệu của hiện tượng tự nhiên được học sinh đưa ra những giả thuyết, thiết kế phương an và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra giả thuyết, khái quát về tính chất cũng như mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật. Nên thí nghiệm là cơ sở phân tích hiện tượng tự nhiên một cách chủ quan để thu nhận tri thức khách quan.

- Thí nghiệm là cơ sở để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức đã thu được. Trong nghiên cứu khoa học, mọi giả thuyết đặt ra đều cần được kiểm tra bằng thực nghiệm (thí nghiệm) trước khi xác định các quy luật tự nhiên. Thậm chí, một số kiến thức đã được rút ra nhờ suy luận logic song vẫn cần tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng độ chính xác và tính đúng đắn của chúng.

29

- Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong việc vận dụng các tri thức lý thuyết vào thực tiễn thí nghiệm được sử dụng với tư cách như mô hình, như một phương tiện tạo cơ sở cho việc vận dụng các tri thức đó.

- Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức khoa học tự nhiên. Việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên cứu khoa học tự nhiên (phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình) là một nội dung của việc hình thành những kiến thức các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông.

Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại, thí nghiệm là phương tiện quan trọng giúp người học chiếm lĩnh các kiến thức khoa học. Trong quá trình làm thí nghiệm học sinh có điều kiện nâng cao chất lượng kiến thức và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, giúp học sinh khám phá những điều mới mẻ thông qua việc ứng dụng các kiến thức đã học. [7].

Xuất phát từ những quan điểm trên chúng tôi nhận thấy: Thí nghiệm vừa là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, vừa là phương tiện để học sinh rèn luyện năng lực nghiên cứu theo phương pháp tư duy của các nhà khoa học. Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Thí nghiệm trong dạy học Sinh học có thể tiến hành trên lớp, ở phòng thí nghiệm, vườn trường, ở nhà…có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện.

1.3.2.2. Bài tập thực hành thí nghiệm

Theo Nguyễn Đức Thâm, bài tập thực hành thí nghiệm (bài tập thực nghiệm) là bài tập đòi hỏi học sinh khi giải phải làm thí nghiệm, qua đó hình thành nên các kiến thức và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo.

30

Theo Nguyễn Thượng Chung bài tập thực hành thí nghiệm là bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lí thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và chân tay để tự mình giải quyết vấn đề, đề ra phương án, lựa chọn phương tiện, tiến hành thí nghiệm…nhằm rút ra kết luận khoa học. [9]. [41].

Trong dạy học Sinh học, bài tập thực hành thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu các quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vât…Học sinh tự mình có thể khám phá ra những điều mới mẻ từ tác động chủ ý của các em lên đối tượng thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin yêu với khoa học và ý thức được vai trò của con người đối với thiên nhiên.

1.3.3. Phương pháp s dng bài tp thc hành thí nghim trong dy hc Sinh hc

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)