Các giải pháp chia sẻ, phân bổ sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực Sông Cầu (Trang 26)

2.2.3.1. Các giải pháp phi công trình

Trên cơ sở kết quả cân bằng nước hệ thống, khu thường xuyên xảy ra thiếu nước là các khu cân bằng nước: sông Đu, sông Chợ Chu và Tả Cà Lồ, do vậy các giải pháp đưa ra sẽ tập trung vào các khu này:

Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh té theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên phát triển thế mạnh của từng vùng nhằm đảm bảo hiệu quà kinh tế mà sử dụng ít nước hom đặc biệt đối với những vùng đang khó khăn về nguồn nước. Cụ thể, giảm tỷ trọng nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch ở các tinh có tiềm năng như Thái Nguyên và Vĩnh Phúc (du lịch hồ Núi Cốc, hồ Đại Lải).

H 2 H

___________D ự án “Quy hoạch tài nguyên nước Ịư u y ự c sông c ầ u

Chuyển đổi cơ cẩu đất nông nghiệp, giảm diện tích trồng lúa thay vào đó là các loại cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế. Cụ thể, ở huyện Phú Lương (khu sông Đu) thê mạnh là cây chè và các loại cây ăn quả; khu Tả Cà Lồ là các loại cây công nghiệp như ngô, đậu tương.

Lập quy hoạch cấp nước theo vùng liên tinh, liên đô thị: nghiên cứu chuyển nước từ vùng hạ sông cầu (sau khi xây dựng hồ Văn Lăng có ngưồn nước khá dồi dào) sang cấp nước cho vùng sông Cà Lồ, cụ thể là khu Tả Cà Lồ đang còn rất khó khăn về nguồn nước.

Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao khả năng sản xuất của đất và nước (tưới phun, tưới nhỏ giọt), biện pháp thay đổi kỹ thuật canh tác và giống cây trồng.

Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa phục vụ đa mục tiêu trong mùa kiệt. Quản lý nhu cầu sử dụng nước.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm, sử đụng hiệu quả TNN.

2.2.3.2. Các giải pháp công trình

Dựa trên kết quà tính toán cân bằng nước hệ thống và hiện trạng xuống cấp của hệ thống các công trình thủy lợi trong lưu vực sông cầu, Dự án Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông c ầ u dề xuất một số giải pháp tu bổ, sửa chữa và xây mới công trình. Cụ thể:

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các công trình đầu mối cần được tu bổ thường xuyên, dần tùng bước thực hiện cứng hóa kênh mương. Khu vực miền núi còn thiếu nhiều công trình cấp nước, như ở khu vực ven núi Tam Đảo (các huyện Tam Đảo, Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương) cần được đầu tư một số công trình trọng điểm nhàm chuyển đổi cơ cấu kinh tế như: nâng cấp hồ Xạ Hương, hồ Gia Khau, hồ Đại Lải, xây dựng hồ Bản Long, hồ Đồng Bùa để đảm bảo cấp nước tưới cho vùng.

Xây dựng công trình chuyển nước từ hạ sông cầu sang tưới cho các huyện vùng Tả Cà Lồ.

Ở khu vực sông Đu, xây mới các hồ Nậm Dất, hồ Khe Ván, đập Chóp Ngược và một số trạm bơm nhỏ ờ huyện Phú Lương. Ngoài ra, theo kết quả tính toán đây là khu vực thường xuyên thiếu nước. Do đó, Dự án đề xuất ờ khu vực này cần quy hoạch xây dụng thêm các hồ chứa vừa và nhỏ để đảm bảo cấp nước tưới vào mùa kiệt.

Đặc biệt xây dựng hồ chứa Văn Lăng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên sẽ giải quyết đạt hiệu quả cao nhất về chống lũ cho hạ lưu sông cầu, phát điện khoảng 16 MW, góp phần điều tiết nguồn nước bị thiểu vào mùa kiệt cho vùng hạ du sông cầu.

Nâng cấp cụm công trình thủy lợi Võ Nhai gồm hồ Quán Chẽ, hồ Bình Long, đập Suối Bùn và hồ Cây Hồng.

Tu bổ nâng cấp hồ Ghềnh Chè, xây dựng trạm bơm điện Việt Cường, Hóa Thượng; đầu tư kiên cố Kênh tiếp nước từ hồ Núi Cốc chuyển nước cho Nông giang Siông Cầu.

Cụm công trình thủy lợi Đại Từ gồm nâng cấp và làm mới 6 hồ chứa, 3 trạm bơm điện.

Cụm công trình Tây Phổ Yên nâng cấp sửa chữa hồ Suối Nước tưới 330 ha, làm mới hồ Nước Hai chống lũ quét và tưới 450 ha.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực Sông Cầu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)