BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤDỤNG CỤ

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty Thiên Niên Kỷ (Trang 77)

2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NL, VL, CC, DC tại Công ty Thiên Niên Kỷ

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤDỤNG CỤ

Vật tư, hàng hóa nói chung và NL, VL, CC, DC nói riêng cần phải được quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí, do đó cần lên kế hoạch phân bổ cho hợp lý để dễ kiểm soát NL, VL, CC, DC, do tính chất của công ty là công ty khóa do đó có nhiều nguyên phụ liệu đi kèm do đó cần phân bổ một cách hợp lý tránh lãng phí làm chi phí tăng dẫn đến giá thành tăng, để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành công ty nên lập bảng phân bổ NL, VL, CC, DC - CCDC

Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp vật tư xuất dùng theo từng loại, từng đối tượng sử dụng, cuối tháng tính ra giá thực tế của NL, VL, CC, DC, CCDC xuất kho. Việc phân loại, tổng hợp xuất vật tư đựơc thực hiện trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Tháng… năm….

Loại vật liệu,công cụdụng

cụ sử dụng Đối tượng sử dụng

(Ghi Nợ các TK)

Tài khoản 152 Taì khoản 153 Tài khoản 142 Tài khoản 242 Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế TK 621 – Chi phí NL, VL, CC, DC trực tiếp - XNXS số 1 - XNSX số 2 - XNSX số 3 TK 627- Chi phí sản xuất chung ( 6272) XNSX số1 XNSX số 2 XNSX số 3 TK 641: Chi phí bán hàng( 6412) TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp ( 6422)

Căn cú vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng cho các bộ phận theo giá thực tế, kế toán ghi

Nợ TK 621: Chi phí NL, VL, CC, DC trực tiếp Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 152: Nguyên vật liệu

Nếu vật liệu xuất dùng trong tháng sử dụng không hết để lại tháng sau dùng tiếp kế toán ghi giảm chi phí kỳ này, tăng chi phí kí sau:

Cuối kỳ này: Nợ TK 621, 641, 642, 627 Có TK 152 Đầu kỳ sau: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 152

Hai là, kế toán NL, VL, CC, DC phải theo dõi chặt chẽ hơn nữa tình hình sử dụng NL, VL, CC, DC của các tổ sản xuất ở phân xưởng

Hiện nay việc sử dụng NL, VL, CC, DC không hết, cuối kì còn thừa vẫn chưa được kế toán NL, VL, CC, DC theo dõi chặt chẽ. Điều đó thể hiện ở chỗ, cuối kì bộ phận sản xuất ( Phân xưởng sản xuất) không nhất thiết phải báo cáo số NL, VL, CC, DC thừa lại cuối kì, trừ trường hợp thừa quá nhiều nhưng Công ty lại không quy định rõ ràng mức thừa bao nhiêu thì được coi là thừa quá nhiều. Trong khi thực tế việc xuất kho NL, VL, CC, DC sử dụng cho sản xuất không hết, thừa lại cuối kì là chuyện thường xảy ra. Nguyên nhân có thể do xuất kho trong kì quá nhiều, do tiến độ sản xuất chậm ( có thể là do mất điện thưòng xuyên xảy ra trong kì, máy móc hỏng, lao đông thiếu, năng xuất lao động giảm,…). Số NL, VL, CC, DC thừa cuối kì có thể nhập lại kho hoặc để kì sau tiếp tục sản xuất. Ở Công ty vật liệu thừa thường không được nhập lại kho mà để kỳ sau tiếp tục sản xuất. Do đó kế toán NL, VL, CC, DC

cần phải nắm được trị giá của số NL, VL, CC, DC thừa cuối kỳ làm cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Bởi vì:

Chi phí NL, VL, CC, DC Trị giá NL, VL, CC, DC thực tế Trị giá NL, VL, CC, DC thừa (*)

trực tiếp trong kì xuất kho trong kỳ cuối kỳ

Mặt khác thông qua giá trị vật liệu thừa cuối kỳ giúp kế toán NL, VL, CC, DC phần nào đánh gía được tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng NL, VL, CC, DC, kế hoạch sản xuất nhờ đó phát huy hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của kế toán NL, VL, CC, DC, ngăn ngừa được các hành vi chộm cắp NL, VL, CC, DC của công ty

Để kh¾c phục hạn chế đó, kế toán của Công ty cần phải yêu cầu cuối kì phân xưởng sản xuất phải báo cáo số NL, VL, CC, DC thừa bằng “Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì” theo mẫu sau đây:

Đơn vị: ... Mẫu 08 – VT

Địa chỉ:... QĐ 15 ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

Ngày... tháng...năm... STT Tên, nhãn hiệu, quy

cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng A B C D 1 E

“ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” do quản đốc phân xưởng lập ra trên cơ sở đã kiểm tra kỹ số kượng NL, VL, CC, DC thừa cuối kì ở phân xưởng. Nếu số NL, VL, CC, DC thừa không cần sử dụng nưa thì tiến hành nhập kho và lập phiếu nhập kho. Trong trường hợp số NL, VL, CC, DC thừa được để lại kỳ sau sử dụng tiếp thì quản đốc phân xưởng lập ra phiếu này( lập 2 liên). Liên 1 lưu lại, liên 2 gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kì kế toán xác định chi phí NL, VL, CC, DC trong kì theo công thức (*) thông qua bút toán điều chỉnh ( ghi âm ):

Nợ TK 621- chi phí NL, VL, CC, DC trực tiến (trị giá NL, VL, CC, DC thừa cuối kì)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu ( Trị giá NL, VL, CC, DC thừa cuối kì)

Đồng thời mở sổ chi tiết cho kỳ sau và ghi but toán ( mực thường) Nợ TK 621- chi phí NL, VL, CC, DC trực tiếp( trị giá vật liệu thừa cuối kì)

Ba là: Cần xây dựng một hệ thống danh điểm vật tư

Xây dựng danh điểm vật tư là việc quy định những ký hiệu cho từng thứ vật tư một cách khoa học, phù hợp với từng thứ vật tư; đảm bảo được tính dễ nhớ, dễ nhận diện, dễ kiểm tra. Tuy hiện nay chủng loại NL, VL, CC, DC của công ty chưa phải là nhiều, nhưng trong chiến lược phát triển sản xuất mở rộng quy mô họat động thì chắc chắn chủng loại vật tư sẽ tăng lên nhiều. nếu không xây dựng đựoc một hệ thống danh điểm vật tư phù hợp thì sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, hoạch toán NL, VL, CC, DC. Mặt khác, công ty thướng xuyên sản xuất theo các đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng cõ những yêu cầu khác nhau về kích cỡ, chủng loại, chất lượng của từng thứ NL, VL, CC, DC sử dụng... Cho nên, nếu không xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư sẽ rất hay nhầm lẫn giữa NL, VL, CC, DC sử dụng cho đơn đặt hàng này thành NL, VL, CC, DC sử dụng cho đơn đặt hàng kia,... dẫn đến sự không chính xác trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Bốn là, tình hình dự trữ NL, VL, CC, DC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để chủ động trong sản xuất kinh doanh và tránh tình trạng gián đoạn trong sản xuất do thiếu NL, VL, CC, DC hoặc tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ do quá dư thừa, Công ty cần xây dựng kế hoạch xác định mức vật liệu cần thiết và hiệu quả nhất cho đơn vị mình. Định mức này được lập dựa trên kế hoạch vật tư cho sản xuất sản phẩmCông ty trong năm. Công ty tiến hành tính toán và xác định mức dự trữ NL, VL, CC, DC thực tế của đơn vị mình, sau đó so sánh mức dự trữ thực tế với định mức dự trữ cả vế số tuyệt đối và số tương đối( tỉ lệ % thực hiện) Mức dự trữ thực tế phải luôn bám sát mức dự trữ kế hoạch để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời

Trên đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NL, VL, CC, DC ở công ty Thiên Niên Kỷ. Em mong rằng công ty sẽ xem xét và áp dụng những ý kiến có thể theo tình hình của công ty nhằm đẩy mạnh khả năng

phát triển của đơn vị minh, góp phần làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty

KẾT LUẬN

NL, VL, CC, DC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp sản xuất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Vì vậy muốn phát triển hoạt động SXKD ở công ty Doanh nghiệp cần phải thực hiện tôt công tác quản lí và hạch toán NL, VL, CC, DC để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho các Doanh nghiệp trong thời đại mới

Công tác quản lí và hạch toán tốt NL, VL, CC, DC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu nhận, xử lívà cung cấp thông tin cho Ban giám đốc Doanh nghiệp để đưa ra phân tích và những quyết định đúng đắn nhất, kịp thời nhất về hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiêp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đạt được những mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đề ra

Hoàn thiện công tác hạch tóan nói chung và công tác quản lí hạch toán đối với NL, VL, CC, DC nói riêng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều lợi thế, tiết kiệm được thời gian và công tác của nhân viên kế toán, tiết kiệm chi phí sản xuất, ra sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì kinh doanh

Do thời gian tìm hiểu và trình độ có hạn, hơn nữa lại mới bước đầu làm quen với thực tiễn nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm vì vậy đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong các thầy, cô cũng như ban lãnh đạo và các cô trong phòng kế toán của công ty đóng góp ý kiến để đề tài này hòan thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn thầy(cô)…. - Giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, người đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình, để giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô trong phòng kế toán của công ty Thiên Niên Kỷ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập vừa qua.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011

Danh mục các tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “ Kế toán doanh nghiệp” – Nhà xuất bản thống kê 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính 2006 3. Các tài liệu của phòng kế toán công ty Thiên Niên Kỷ

4. Các tài liệu ( luận văn, chuyên đề )của các anh chị khóa trên 5. Kế toán tài chính. PGS. TS. Nguyễn Văn Công.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty Thiên Niên Kỷ (Trang 77)