Gia đình hiện đại là gia đình vừa phải giữ gìn, kế thừa và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu những giá trị mới của gia đình trong xã hội phát triển, vừa phải khắc phục những biểu hiện tiêu cực của kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo đang ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của gia đình. Cụ thể trong Dự thảo Chiến lược phát triển gia đình từ năm 2004 đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu “từng bước xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. “Trong đó mục tiêu củng cố gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các gia trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá mới của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện gia đình ít con, thực hiện quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi”.
Qua sự phân tích như trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của của chế định cấp dưỡng nói riêng và pháp luật nói chung trong đời sống hàng ngày. Cụ thể cùng với tiến trình phát triển, đổi mới của đất nước thì gia đình cùng có sự biến đổi về cơ cấu và chức năng, dẫn đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng có sự thay đổi so với gia đình truyền thống ngày xưa. Song hệ thống pháp luật hiện tại của chúng ta nói chung và pháp luật về cấp dưỡng nói riêng còn chưa dữ liệu được những tình huống có thể xẩy ra trong đời sống hiện đại. Hơn thế xuất phát từ cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung
năm 2001 có ghi “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân đòi hỏi quá trình xây dựng, tổ chức, thi hành pháp luật phải phản ánh đúng quy luật phát triển của xã hội. Trong đó quá trình xây dựng pháp luật phải làm sao để đưa ý chí chủ quan của giai cấp thống trị phù hợp với ý chí của nhân dân, phản ánh đúng quy luật phát triển của các quan hệ xã hội trong thời kỳ đổi mới và đó phải là một hệ thống pháp luật đồng bộ.
Bên cạnh đó chế định cấp dưỡng còn là cơ sở pháp lý để Toà án giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình nói chung và cấp dưỡng nói riêng. Thực tế hàng năm các Toà án phải giải quyết số lượng ly hôn rất lớn. Theo thống kê của TANDTC mỗi năm Toà án các cấp giải quyết gần 50.000 vụ ly hôn, trong đó số vụ có con cần được cấp dưỡng chiếm 70%. Nếu các qui định về pháp luật cấp dưỡng cụ thể, chi tiết và hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả xét xử ở Toà án.
Hơn thế nữa, xuất phát từ yêu cầu hội nhập hoá quốc tế nên sự giao lưu về mọi mặt của người nước ngoài và người Việt Nam ngày càng được mở rộng. Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài càng ngày càng phát triển. Vì thế các trường hợp cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng tăng. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đòi hỏi pháp luật của chúng ta nói chung và pháp luật cấp dưỡng phải phù hợp với thực tế Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế để đảm bảo cho các bản án và quyết định của Việt Nam có thể thi hành tại nước ngoài hoặc các bản án, quyết định của nước ngoài có thể được công nhận và thi hành ở Việt Nam một cách thuận lợi.
Chế định cấp dưỡng trong luật HN&GĐ qui định chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể trong quan hư pháp luật hôn nhân và gia đình, là cơ sở pháp lý cần thiết nhằm giải quyết một cách triệt để các vụ việc về hôn nhân
và gia đình. Các qui định về cấp dưỡng trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình. Để trẻ em, người đã thành niên bị ốm đau, tàn tật không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi sống mình có một cuộc sống ổn định, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển công bằng, văn minh và dân chủ. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý của các qui định về cấp dưỡng nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung để đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trên cơ sở nghiên cứu chế định cấp dưỡng, chúng tôi xin đưa ra một số phương hướng hoàn thiện như sau:
Thứ nhất: Chúng ta phải tiến hành hệ thống hoá và pháp điển hoá hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về cấp dưỡng nói riêng. Với tư cách là một chế định pháp luật các qui định pháp luật về cấp dưỡng mới chỉ có 13 Điều qui định ở chương VI như vậy không đủ để điều chỉnh một quan hệ xã hội rộng lớn và phức tạp. Muốn cho một văn bản pháp luật có tác động điều chỉnh lớn tới các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nào đó thì đòi hỏi pháp luật trong lĩnh vực đó phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với sự biến đổi của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Do đó để góp phần hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân gia đình cần phải tiến hành sửa đổi bổ sung một số qui định cho phù hợp hơn, đảm bảo tính khả thi của các qui định về cấp dưỡng trong luật hiện hành.
Một: Cần bổ sung khái niệm vợ chồng vào trong luật HN&GĐ năm 2000. Vì trên thực tế các Toà án vẫn thụ lý và giải quyết rất nhiều trường hợp “chung sống như vợ chồng” nhưng thực chất về mặt pháp luật thì giữa họ chưa hề là vợ chồng của nhau, vì một bên hoặc cả hai bên họ đang có vợ hoặc có chồng. Điều này cần qui định rõ ràng nếu không người ta cứ quan hệ với nhau như vợ chồng và có con để sau đó Toà án phải xử lý “không công nhận họ là vợ chồng” mặc dù trên thực tế họ không phải là vợ chồng và giải quyết
hậu quả con cái. Những đứa trẻ vô tội lại hứng chịu cảnh sống thiếu tình yêu thương chăm sóc của một bên cha hoặc mẹ. Tất yếu của trường hợp đó là một đứa trẻ phát triển có ảnh hưởng ít nhiều không tốt về nhân cách, trí tuệ và thể lực. Bên cạnh đó chúng ta cần bổ sung qui định các bên vợ và chồng trước khi kết hôn nên công khai tài sản chung, tài sản riêng của từng người, nếu là tài sản có giá trị lớn bắt buộc phải ghi tên của hai vợ chồng vào giấy chứng nhận sở hữu để tránh những rắc rối khi xung đột xẩy ra.
Hai: Cần bổ sung qui định đính hôn một thời gian trước khi kết và ly thân trong quá trình giải quyết ly hôn. Vì truyền thống của gia đình Việt Nam trước khi đám cưới nhà trai bắt buộc phải có lễ ăn hỏi hay còn gọi là “đính hôn”. Nghĩa là hai họ phải chính thức thiết lập quan hệ thân thiết với nhau trước khi tổ chức đám cưới. Luật hiện hành chỉ qui định sau 07 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ các bên sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì thời gian quá ngắn nên “cái tình” chưa bén rễ bền chắc. Việc tìm hiểu đối tác chưa kỹ nên dễ dẫn đến sai lầm và Nhà nước phải xử ly hôn và gánh chịu hậu quả sau ly hôn rất nặng nề. Dù rằng hôn nhân là dựa trên cơ sở tình yêu tự nguyện của đôi bên nam nữ. Nhà nước và gia đình không thể cấm đoán họ nhưng hoàn toàn có thể tác động và điều chỉnh quan hệ của họ bằng cách qui định qui trình kết hôn dài hơn để buộc các bên tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi thiết lập quan hệ hôn nhân.
Mặt khác khi hôn nhân không thể tiếp tục tồn tại, tình cảm vợ chồng không thể cứu vãn được thì cho phép họ ly hôn nhưng phải quy định thời gian thử thách, hoà giải hợp lý để các bên suy ngẫm lại trước khi ly hôn. Bởi vì trên thực tế các vụ hoà giải thành các vụ ly hôn ở Toà không phải là ít. Chính vì vậy cần bổ sung chế định ly thân trong Luật HN&GĐ. Thực tế trên thê giới các nước tiên tiến vẫn qui định chế định ly thân để giải quyết vấn đề ly hôn dễ
dàng và có hiệu quả hơn. Chẳng hạn ở Canada luật gia đình ngày 01/06/1986 qui định căn cứ xử ly hôn là hai bên đã sống ly thân 01 năm.
Ba: Nên bổ sung qui định vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau để tạo cơ sở pháp lý cho nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Tình huống dẫn đến vợ chồng phải cấp dưỡng cho nhau trong thời kỳ hôn nhân chủ yếu là trường hợp vợ chồng đã có những bất hoà nên một bên đã có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm đối với bên kia. Pháp luật hiện hành qui định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì phải cấp dưỡng. Nhưng trong quan hệ vợ chồng pháp luật chỉ qui định vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau nhưng không qui định vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau nên khi một bên không chăm sóc bên kia thì việc áp dụng chế tài bắt buộc họ phải cấp dưỡng là chưa có cơ sở pháp lý. Song trên thực tế cuộc sống vợ chồng suy rộng ra chúng ta thấy khi tình yêu đang còn mặn nồng thì họ chăm sóc, yêu thương, quan tâm đến cuộc sống của nhau từng tý một trong đó bao gồm cả nghĩa vụ nuôi dưỡng. Vì vậy để có cơ sở pháp lý chắc chắn cho nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần qui định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng, có như vậy chúng ta mới có cơ sở áp dụng chế tài cho những trường hợp vợ hoặc chồng có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm với vợ hoặc chồng.
Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân đồng thời nâng cao chất lượng các bản án, quyết định về cấp dưỡng.
Pháp luật không những là phương tiện để thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng, phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội mà còn là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chế định cấp dưỡng qui định hành vi ứng xử
cho các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật HN&GĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời là cơ sở giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình chỉ trở thành hiện thực khi các chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình hiểu rõ và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ta phải làm sao để người dân hiểu cấp dưỡng không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền. Khi một người lâm vào hoàn cảnh khó khăn không có khả năng tự nuôi mình thì những người có quan hệ gia đình phải có nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc hiện vật để người đó có thể sống. Nếu những người thân không chủ động cấp dường thì họ có quyền yêu cầu những người đó cấp dưỡng theo pháp luật. Chúng ta cũng phải thừa nhận nhờ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tốt nên sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhiều khi còn vượt quá cả phạm vi chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng theo qui định pháp luật. Thực tế có nhiều trường hợp cô, dì, chú, bác cấp dưỡng cho cháu khi cháu mồ côi cha mẹ, thậm chí nhiều người còn đón cháu về nuôi dưỡng mặc dù theo qui định của pháp luật họ không có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hơn nữa Bộ luật tố tụng dân sự thông qua 15/06/2004 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 có qui định biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có biện pháp buộc phải thực hiện trước một phần nghĩa vơ cấp dưỡng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của những người không có khả năng tự nuôi mình trong thời gian Toà án giải quyết các vụ việc liên quan đến quan hệ cấp dưỡng. Để qui định này thực sự đi vào cuộc sống và trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng thì cần nâng cao hiểu biết pháp luật của cá
nhân và vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Thứ ba: Để đảm bảo cho Chế định cấp dưỡng có tính khả thi chúng ta cần có một văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó các chế tài áp dụng do sự vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng nên có sự điều chỉnh kết hợp mang tính liên ngành của Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự.
Thứ tƣ: Chúng tôi thiết nghĩ để cho quan hệ cấp dưỡng phát huy hết hiệu quả tích cực chúng ta nên qui định bổ sung chủ thể cấp dưỡng và cần qui định thứ tự chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng.
Theo qui định BLDS thì cô, dì, chú, bác, cậu, mợ và cháu là những người ở hàng thừa kế thứ ba. Họ được quyền thừa kế tài sản của nhau. Nhưng trong chế định cấp dưỡng hiện hành chưa có qui định trách nhiệm cấp dưỡng của những chủ thể này. Bên cạnh đó, chế định cấp dưỡng hiện hành cũng chỉ mới qui định trách nhiệm cấp dưỡng của cha mẹ cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, còn con đã thành niên có khả năng lao động nhưng đang đi học dở dang chưa có việc làm thì không được cấp dưỡng. Điều này gây khó khăn cho việc học hành cũng như cuộc sống của những người con này. Chúng tôi thiết nghĩ nên bổ sung loại chủ thể này vào chế định cấp dưỡng. Một số nước trên thế giới cũng qui định như nước Cộng hoà XHCN Tiệp khắc bố mẹ phải cấp dưỡng cho con đến 26 tuổi.
Chế định cấp dưỡng hiện hành qui định con đã thành niên có việc làm thì mới phải cấp dưỡng cho cha mẹ, ông bà. Như vậy những người con từ 16 tuổi đến 18 tuổi có việc làm có thu nhập khá thì không phải cấp dưỡng cho ông bà, cha mẹ là điều bất hợp lý.
Mặt khác hiện nay pháp luật về cấp dưỡng của nước ta chưa qui định về thứ tự trong quan hệ cấp dưỡng. Vì vậy khi một người cần được cấp dưỡng
trong khi họ vừa có cha mẹ và vừa có con đã thành niên thì cha mẹ hay con có nghĩa vụ cấp dưỡng trước? Một người ly hôn có khó khăn túng thiếu mà có cha mẹ và con đã thành niên có khả năng kinh tế thì vợ hoặc chồng đã ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng hay tất cả những người này phải có nghĩa vụ cấp dưỡng? Một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thuộc hàng cấp dưỡng khác nhau thì giải quyết như thế nào? Để giải quyết những tình huống trên có hiệu quả thì phải qui định thứ tự cấp dưỡng. Luật của chúng ta chỉ qui