PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƢỠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH CẤP DƢỠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85)

THIỆN CHẾ ĐỊNH CẤP DƢỠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về cấp dƣỡng và những nguyên nhân của nó

Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình ở Việt Nam có 04 trường hợp cơ bản: Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, cấp dưỡng giữa ông bà và cháu, cấp dưỡng giữa anh chị và em, cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Nhưng trên thực tế quan hệ cấp dưỡng chỉ xuất hiện chủ yếu trong hai trường hợp là cha mẹ và con, giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Vì thế khi xem xét thực trạng thi hành pháp luật về cấp dưỡng chúng ta chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu hai quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng sau ly hôn và những biến đổi khác thường của nó trong giai đoạn CNH-HĐH. Sở dĩ có thực trạng này là vì theo quan điểm truyền thống của gia đình Việt Nam là không ai lại đi kiện bắt ông bà, cha mẹ phải cấp dưỡng cho mình bởi vì trong đa số các trường hợp các bên đều khó khăn như nhau hoặc một bên khá hơn bên kia cũng chẳng đáng bao nhiêu và họ thường tự nguyện chu cấp cho nhau theo khả năng của mình mà không cần sự can thiệp của pháp luật. Chính vì vậy phần này đề cập thực trạng thi hành pháp luật cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, vợ và chồng trong các vụ ly hôn.

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh trong các vụ ly hôn bao gồm cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Theo thống kê của TANDTC năm 2000 có 44.377 vụ ly hôn, năm 2002 có 56.214 vụ ly hôn. Số

cặp vợ chồng có con cần được cấp dưỡng chiếm 2/3 trong số đó. Việc nuôi con và cấp dưỡng cho con chưa thành niên và con đã thành niên không có khả năng lao động thường được các bên thoả thuận. Theo thống kê của Toà án thì các vụ vợ chồng ly hôn tự thoả thuận về vấn đề nuôi con và cấp dưỡng cho con chiếm từ 2/3. Tại TAND thành phố Vinh năm 2004 có 567 vụ ly hôn Toà án giải quyết thì có 428 vụ có con cần được cấp dưỡng trong đó cha hoặc mẹ tự nguyện nhận cấp dưỡng cho con là 258 vụ (chiếm 60%). Tại TAND huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) Từ tháng 01/2004 đến 12/2004 có 59 vụ ly hôn thì 12 vụ cha mẹ phải cấp dưỡng cho con, trong đó có 9 vụ cha mẹ đã tự nguyện cấp dưỡng cho con (chiếm gần 80%). Chỉ tính riêng số vụ ly hôn do Toà án công nhận thuận tình ly hôn đã cho thấy số vụ vợ chồng tự nguyện thoả thuận cấp dưỡng cho con là rất lớn. Bởi lẽ theo qui định của pháp luật thì Toà án chỉ ra quyết định CNTTLH khi nào vợ chồng thoả thuận được tất cả ba mối quan hệ về nhân thân, tài sản và việc nuôi con, cấp dưỡng cho con. Theo thống kê tại các Toà án địa phương thì tỷ lệ Toà án CNTTLH chiến từ 50% tổng số vụ ly hôn. Kể cả trong trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu thì các bên vẫn tự nguyện thoả thuận việc nuôi con và cấp dưỡng cho con. Điều đó xuất phát từ tính chất thiêng liêng của tình cha con, mẹ con. Đa số các cặp vợ chồng ly hôn đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm sự phát triển bình thường về trí tuệ, thể chất và nhân cách của con. Rất ít trường hợp cha mẹ lại chối bỏ trách nhiệm nuôi con và cấp dưỡng cho con. Chính sự thoả thuận về việc nuôi con và cấp dưỡng cho con các bên cha mẹ đã thoả thuận luôn cả mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con. Như vậy mặc dù tình cảm của vợ chồng không còn, cuộc sống chung không thể tiếp tục nhưng mỗi bên vẫn nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với con nên đã tự nguyện thoả thuận việc nuôi con và cấp dưỡng cho con.

Theo bản án số 42/STDS ngày 02/08/2004 của Toà án Nhân dân thành phố Vinh về việc xin ly hôn giữa nguyên đơn Bà Lê Thị Nga sinh ngày 2/10/1976 trú tại khối 14 - phường Lê Lợi - thành phố Vinh - Nghệ An và bị đơn Ông Đinh Văn Thắng sinh năm 1971 trú quan tại phường Đông Vĩnh - thành phố Vinh. Hai vợ chồng kết hôn năm 1999 và đã có một con chung là Đinh Văn Lợi. Toà án CNTTLH và ghi nhận sự thoả thuận của hai bên là Chị Nga trực tiếp nuôi con và Anh Thắng tự nguyện cấp dưỡng cho cháu Lợi mỗi tháng 300.000 đồng.

Tại Quyết định CNTTLH số 02/QĐ-TTLH ngày 20-4-2004 của TAND tỉnh Nghệ An về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa chị Trần Thị Thanh và anh Chu Thanh Hải đang cư trú tại Malaysia. Anh chị thoả thuận chị Thanh vẫn trực tiếp nuôi cháu Chu Hải Bình là con chung của anh chị. Anh Hải cấp dưỡng 500.000đồng/1tháng, cấp dưỡng định kỳ mỗi năm một lần là 6.000.000 đồng và Anh Hải đã thanh toán ngay số tiền nuôi con năm 2004 và chị Thanh đã nhận, các năm tiếp theo anh Hải sẽ thanh toán vào tháng đầu tiên của mỗi năm.

Khi Toà án giải quyết ly hôn còn có thể phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Song theo thống kê tại các Toà án việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn thường ít xẩy ra mà chủ yếu do vợ hoặc chồng tự nguyện trợ cấp cho bên kia một khoản tiền nhằm giúp bên kia giảm bớt khó khăn sớm ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Trên cơ sở tự nguyện của một bên vợ chồng và qua xem xét hoàn cảnh của bên kia Toà án đã chấp nhận sự tự nguyện đó và quyết định trong bản án hoặc trong quyết định CNTTLH.

Như vậy có thể thấy chế định cấp dưỡng đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả của nó. Không những gắn kết các thành viên trong gia đình trong mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng mà còn góp phần ổn định xã hội. Đạt được những kết quả đó bên cạnh tính hợp lý của các quy phạm pháp luật về cấp dưỡng còn có sự đóng góp đáng kể của công tác

tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các qui định của Luật HN&GĐ nói chung và các qui định về cấp dưỡng nói riêng. Đồng thời phải kể đến sự vận dụng linh hoạt, đúng đắn và sáng tạo những qui định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực cấp dưỡng của các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn đâu đấy những người dân chưa ý thức được trách nhiệm làm cha, làm mẹ, ông, bà, con, cháu, anh, chị, em, vợ, chồng trong việc nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho những người thân thích khi những người này cần được nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.

Hiện tượng cha mẹ sống chung với con nhưng lại không được chăm sóc, nuôi dưỡng mà ngược lại còn bị ngược đãi. Có nhiều trường hợp con cái sống sung túc khá giả trong khi cha mẹ không có cơm ăn, áo mặc dẫn đến phải đi lang thang xin ăn sống vật vờ nhờ vào sự thương hại của những người khác trong xã hội hoặc phải vào các Trung tâm dưỡng lão.

Bên cạnh đó do ý thức pháp luật của một bộ phận dân cư chưa cao dẫn đến để tình cảm, tính tự ái, sĩ diện lấn át pháp luật. Nhiều cha mẹ già không được con chăm sóc, phụng dưỡng nhưng cũng không yêu cầu con cấp dưỡng, nhiều người vợ một mình nuôi con trong khó khăn vất vả, thiếu thốn trong khi đó biết người chống thì kiếm được nhiều tiền và chi tiêu cho nhu cầu xa xỉ của bản thân mà vẫn không yêu cầu cấp dưỡng con. Thực tế cho thấy trong các vụ ly hôn rất ít trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho mình. Số vụ vợ hoặc chồng yêu cầu được bên kia cấp dưỡng chủ yếu do có sự tham gia của luật sư hoặc do sự tự nguyện “trợ cấp” cho bên kia một khoản tiền. Theo thống kê tại TAND thành phố Vinh trong tổng số 172 vụ ly hôn mà Toà án giải quyết trong năm 2004 thì chỉ có 3 vụ vợ chồng phải cấp dưỡng

cho nhau do người được cấp dưỡng bị bệnh tật hoặc bên kia tự nguyện cấp dưỡng. Tại TAND huyện Hoài Đức - Hà Tây trong tổng số 97 vụ ly hôn mà Toà án giải quyết từ tháng 1/2003 đến 12/2003 chỉ có 2 vụ người vợ yêu cầu người chồng phải cấp dưỡng và 1 vụ Toà án quyết định người chồng phải cấp dưỡng. Hiện nay theo ý kiến của một số thẩm phán thì trường hợp cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn chỉ chủ yếu xẩy ra ở thành thị và vùng có dân trí cao và nhu cầu cho cuộc sống cao như tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM… Như vậy có thể do tự ái, sĩ diện hoặc do thiếu hiểu biết pháp luật nên nhiều trường hợp một bên thực sự khó khăn, túng thiếu nhưng lại không yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự đánh giá mức độ khó khăn, túng thiếu của bên có yêu cầu cấp dưỡng và khả năng thực tế của bên kia là chưa phù hợp với các tiêu chí mà pháp luật quy định. Có trường hợp khi ly hôn bên có khó khăn yêu cầu bên kia cấp dưỡng nhưng vì không còn tình cảm nên bên kia từ chối cấp dưỡng và viện lý do là không có khả năng cấp dưỡng. Nhưng thực tế họ có tài sản, thu nhập ổn định cao nhưng vì Toà án lại không thu thập và xác minh thu nhập của các bên chính xác nên đã bác đơn yêu cầu cấp dưỡng của họ.

Chẳng hạn như vụ ly hôn giữa anh Trương Minh Nghĩa (40 tuổi) và chị Nguyễn Thu Hà (40 tuổi) do TAND huyện Hưng Nguyên - Nghệ An xét xử sơ thẩm tại bản án số 02/LHST ngày 23/02/2003 và TAND tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm tại bản án số 17/LHPT ngày 05/02/2004. Chị Hà yêu cầu anh Nghĩa cấp dưỡng một lần để chị ổn định cuộc sống ngay sau khi ly hôn vì chị Hà làm nông nghiệp nên thu nhập rất thấp. Nhưng yêu cầu đó không được Toà án chấp nhận với lý do chị vẫn còn khỏe mạnh và anh Nghĩa thì không có thu nhập nào khác ngoài lương ra. Theo hồ sơ vụ án anh Nghĩa có nhà ở thành phố Vinh, với mức lương công chức trên 900.000đ/tháng. Vậy mà Toà án lại

bác đơn yêu cầu cấp dưỡng của chị Hà là không đúng với tinh thần của pháp luật cấp dưỡng.

Trên thực tế có những trường hợp một bên vợ chồng có đơn yêu cầu Toà án buộc người kia cấp dưỡng cho con chung khi không yêu cầu ly hôn nhưng Toà án không thụ lý vì cho rằng pháp luật không qui định cha mẹ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ còn tồn tại quan hệ hôn nhân. Theo qui định của pháp luật HN&GĐ thì việc Toà án không thụ lý đơn yêu cầu cấp dưỡng là không đúng. Vì Nếu lý do nào đó mà một bên không đóng góp thu nhập của mình để nuôi con tức là đã có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án buộc người kia phải cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó cũng có trường hợp Toà án bác đơn yêu cầu ly hôn đồng thời có nghĩa bác yêu cầu cấp dưỡng cho con.

Chúng ta cũng phải thừa nhận pháp luật HN&GĐ qui định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình. Như đã phân tích người chưa thành niên không có khả năng lao động bao gồm cả những người có sức khỏe nhưng phải dành toàn bộ thời gian cho việc học tập ở các trường phổ thông, đại học, trung học, dạy nghề vẫn là đối tượng cần được cấp dưỡng. Song qua thực tế xét xử tại Toà án thì chưa có bản án nào quyết định việc cấp dưỡng cho con đã thành niên đang học tập vì lý do con đã trưởng thành nên vấn đề nuôi con và cấp dưỡng cho con không đặt ra. Ví dụ: Theo bản án 09/PTDS ngày 10/03/2003 của TANDTC tại TP. HCM về vụ ly hôn giữa ông Phạm Ngọc Chu sinh năm 1959 trú tại 466/33B Lê Văn sĩ - Phường 14 - Quận 3 - TP. HCM với bà Nguyễn Thị Ngọc Hoàng sinh năm 1958 thường trú cùng địa chỉ. Hai bên kết hôn hợp pháp và có hai con chung là cháu Phạm Hoàng Chương sinh năm 1985 và cháu Phạm Hoàng Chinh sinh năm 1987. Toà án ra quyết định

CNTTLH, giao hai cháu cho bà Hoàng trực tiếp nuôi dưỡng và ông Chu cấp dưỡng cho cháu Chinh mỗi tháng 300.000đ đến khi cháu trưởng thành, còn cháu Chương đã thành niên không được cấp dưỡng. Chúng ta không thể phủ nhận cháu Chương mặc dù đã trưởng thành nhưng đang học đại học không thể tham gia lao động nên không thể tự nuôi sống mình mà ngược lại chị Hoàng phải chu cấp cả tiền học cho con. Liệu Toà án quyết định như vậy có bảo đảm được quyền lợi của các con hay không???

Một thực tế nữa xẩy ra khi xét xử tại Toà án là mặc dù pháp luật không qui định mức cấp dưỡng cụ thể, các Toà dựa vào điều kiện của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng mà tuyên mức cấp dưỡng. Và chỉ chú trọng việc xác định khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hơn là việc xác định nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi xem xét để tính mức cấp dưỡng Toà án không có sự xem xét những đứa trẻ khỏe mạnh có nhu cầu khác những đứa trẻ ốm đau bệnh tật, trẻ đang đi học khác trẻ không đi học, học tiểu học khác với học đại học…mà Toà án chỉ quyết định mức cấp dưỡng theo mức thông thường tại địa phương mà không xét đến các hoàn cảnh đặc biệt khác của người được cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng cao hơn. Và thực tế các Toà án tuyên mức cấp dưỡng là rất khác nhau: 30kg gạo, 300.000 đ/1tháng cho 1 con, 100 USD/1tháng cho 2 con. Chúng tôi thiết nghĩa để bản án có tính khả thi thì Toà án nên có một qui chuẩn thành tiền để dễ thi hành. Nguyên tắc của việc thi hành án phải tuân theo qui định của bản án. Nhưng nếu bản án tuyên 1 tháng chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 30 kg gạo. Khi chồng mang gạo đến nhưng vợ lại không nhận với lý do gạo không ngon va không đúng tiêu chuẩn thì sao?

Bên cạnh đó khi Toà tuyên phương thức cấp dưỡng hàng tháng cho đến khi con trưởng thành (thường là rất dài có thể là trên 10 năm). Việc áp dụng phương thức cấp dưỡng như vậy là đúng luật. Tuy nhiên, cách qui định và xét

xử như vậy mang tính hình thức và khó thi hành. Bởi vì nguyên tắc việc cấp dưỡng nuôi con là trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ sau khi ly hôn nhưng trên thực tế việc thực thi nghĩa vụ đó chỉ được các đương sự tuân thủ nghiêm chỉnh trong vài tháng đầu hay vài năm đầu rồi sau đó tự chấm dứt. Lúc này tình cảm và tính chất quan hệ cha, mẹ và con đã khác với thời điểm ly hôn. Liệu lúc đó người vợ có thể đòi người chồng tiến cấp dưỡng cho con một tháng 150.000 đồng nếu họ quên trả và quên cấp dưỡng một hai tháng với số tiền rất nhỏ (chưa tới 500.000đồng) thì Toà án có thể xử lý về tội trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không?

Một thực tế nữa là do chúng ta thiếu qui định cụ thể về thời điểm thực

Một phần của tài liệu Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)