Quan hệ cấp dưỡng giữa anh, chị em

Một phần của tài liệu Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 69)

Anh chị em là những người cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Đây là những người có quan hệ huyết thống thân thuộc. Giữa anh chị em có một tình cảm mà không gì thay thế được đó là tình cảm máu mủ

ruột thịt “máu chảy ruột mềm”. Anh chị em như các bộ phận không thể thiếu trong cơ thể một con người.

“ Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Theo truyền thống của gia đình Việt Nam, anh chị em khi còn nhỏ được sống cùng cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng. Khi trưởng thành xây dựng gia đình và tách khỏi bố mẹ nhưng sự gắn kết giữa các anh chị em về tình cảm và trách nhiệm là hết sức chặt chẽ và bền lâu. Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Trên cơ sở đó mà Luật HN&GĐ năm 2000 qui định: “Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom giáo dục con” [24, tr.28] và “Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi sống mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi sống mình (Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000).

Qua điều luật trên cho thấy nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau là một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên đây phải được hiểu là một nghĩa vụ cấp dưỡng bổ sung khi người được cấp dưỡng không nhận được sự cấp dưỡng từ cha mẹ - con hoặc vợ - chồng của chính người đó. Điều đó có nghĩa là vợ chồng hoặc cha mẹ - con của họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho họ nhưng nếu vợ chồng hoặc cha mẹ - con của họ không còn hoặc không có khả năng nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì lúc đó mới áp dụng các qui định về cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau. Bởi vì theo qui định của Điều

kế thứ nhất, anh chị - em thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do dó nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị - em chỉ xuất hiện khi có các điều kiện như sau:

- Cha mẹ không còn hoặc không có khả năng cấp dưỡng.

- Người được cấp dưỡng là anh chị em chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Người phải cấp dưỡng là người đã thành niên và có điều kiện, tài sản

để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Với mục đích nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người em chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng tàn tật không có khả năng lao động nên quan hệ cấp dưỡng giữa anh chị em xuất hiện từ thời điểm có các sự kiện pháp lý xẩy ra như: cha mẹ chết, anh chị em bị tàn tật và quan hệ cấp dưỡng này chấm dứt khi một trong hai bên chết hoặc người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi, có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp anh chị em không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ giúp đỡ.

Trong quan hệ cấp dưỡng giữa anh chị em có thể xẩy ra trường hợp một số các anh chị em cần cấp dưỡng trong khi đó lại có nhiều người khác có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với trường hợp này có thể khẳng định rằng các anh chị em của người đó cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng và mỗi người phải cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Ngược lại có trường hợp một người phải cấp dưỡng cho nhiều người là anh chị em của mình. Đối với trường hợp này thì khả năng cấp dưỡng của người này được chia cho tất cả những người được cấp dưỡng. Tuy nhiên mức cấp dưỡng cho mỗi người là khác nhau sao cho phù hợp với khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng.

Trên thực tế các vụ kiện cấp dưỡng giữa anh chi em tại các Toà là rất ít. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nghĩa vụ này đã được thực hiện dựa trên sự tự nguyện và thoả thuận của các bên. Khi có anh chị em cần nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì những người khác tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình với tình cảm gắn bó, chia sẻ, đùm bọc. Nếu người có khả năng nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng nhưng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ bị dư luận xã hội lên án.

Một phần của tài liệu Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)