Đặc tr-ng quản lý hoạt động dạy học trong tr-ờng cao đẳng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Đối với n-ớc ta, tr-ờng cao đẳng là loại hình tr-ờng ra đời muộn hơn so với thế giới vào những năm cuối của thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Loại hình tr-ờng cao đẳng ra đời nhằm đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất n-ớc trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đào tạo nguồn nhân lực đa dạng phù hợp với nhu cầu địa ph-ơng và của đất n-ớc. Vì vậy nó có những đặc tr-ng sau:

* Chức năng đào tạo: Các tr-ờng cao đẳng có chức năng đào tạo đa cấp, đa ngành, gồm các trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Ngoài ra tr-ờng cao đẳng còn đáp ứng nhu cầu cơ bản về đào tạo và bồi d-ỡng nhân lực của cộng đồng t-ơng ứng với các trình độ học vấn và kĩ năng lao động khác nhau; ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống cho ng-ời lao động. Ph-ơng thức đào tạo trong tr-ờng cao đẳng rất năng động và linh hoạt đáp ứng với từng mục tiêu cụ thể của ng-ời học, của xã hội, của từng địa ph-ơng.

* Mục tiêu đào tạo: Tr-ờng cao đẳng đào tạo ng-ời lao động có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe, có ý thức phục vụ cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn; nhằm tạo điều kiện cho ng-ời lao động nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tìm việc hoặc tạo đ-ợc việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của địa ph-ơng.

* Nội dung ch-ơng trình đào tạo: Vì đa dạng về trình độ đào tạo, về ngành học nên ch-ơng trình cũng thể hiện tính đa dạng. Về cơ bản ch-ơng trình đ-ợc xây dựng trên cơ sở ch-ơng trình khung của Bộ Giáo dục và

31

Đào tạo, của Bộ chủ quản, nh-ng trong quá trình xây dựng ch-ơng trình chi tiết cần vận dụng phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng địa ph-ơng. Hầu hết các ch-ơng trình đều chú trọng về kỹ năng tay nghề (miệng nói tay làm), vì vậy giờ thực hành th-ờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối l-ợng kiến thức của toàn khoá. Ngoài ra hiện nay xây dựng ch-ơng trình liên thông giữa các trình độ đào tạo cũng đ-ợc các tr-ờng quan tâm và triển khai.

* Về ph-ơng pháp dạy học: Các tr-ờng cao đẳng phát huy tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng taọ và năng lực tự học của ng-ời học. Đặc biệt nhấn mạnh ph-ơng pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, trình độ tay nghề cho ng-ời học.

* Về nhà giáo: Đòi hỏi phải hội tụ ba yếu tố: Đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ s- phạm. Có nghĩa là ng-ời dạy phải có lòng yêu nghề, đạo đức chuẩn mực, có uy tín với ng-ời học và có tác phong kỷ luật công nghiệp. Ng-ời dạy phải giỏi ch-yên môn, nghề nghiệp, có kỹ năng, kỹ xảo nghề một cách thuần thục; tức là vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thực hành.

* Về ng-ời học: Ng-ời học ngoài việc nắm vững những khái niệm khoa học cơ bản hiện đại cần có sức khoẻ, có ý thức và kỷ luật nghề nghiệp cao và đặc biệt phải giỏi thực hành nghề.

Vì vậy quản lý hoạt động dạy học trong tr-ờng cao đẳng - đó là sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu, nội dung, ph-ơng pháp dạy – học; giữa ng-ời dạy và người học và các điều kiện cơ sở vật chất … thành một thể thống nhất; đó là một hoạt động thống nhất ngoài hai nhân tố trung tâm là ng-ời dạy và ng-ời học còn có nhiều nhân tố khác tham gia. Các nhân tố đó bao gồm mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung và các hình thức tổ chức dạy học, ph-ơng pháp và ph-ơng tiện dạy học cùng với môi tr-ờng văn hoá - chính trị – xã hội, môi tr-ờng kinh tế – khoa học – kỹ thuật của đất n-ớc trong trào l-u phát triển chung của thời đại.

32

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)