III Kết quả tài chính
3.2.1 Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế
Có thể nói chính sách tín dụng là nhân tố đầu tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa cần xem xét môt số vẫn đề sau:
Thứ nhất: về chính sách khách hàng
- Tiếp tục củng cố, tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng truyền thống trên địa bàn – đây là những khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng và là thế mạnh thường xuyên với ngân hàng. Đồng cũng tiếp tục tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Các nhân viên NH phải đồng thời đóng vai trò là nhân viên marketing, không chỉ thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải thu hút khách hàng qua thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của khách hàng đến với NH. Để hoàn thiện hơn nữa về chính sách khách hàng NH cần mở rộng các đối tượng khách hàng qua việc tổ chức hội nghị khách hàng chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, hội nghị khách hàng truyển thống. Qua đó NH có thể rút ra được kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp của khách hàng. Mặt khách có thể quảng cáo được hình ảnh của NH đến với nhiều người hơn, tiếp cận những khách hàng mới có tiếm năng để cùng hợp tác phát triển.
Thứ hai: về phương thức cho vay vốn
NH cần đa dạng hóa các phương thức cho vay, cho vay theo nhu cầu gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng. NH nên cho vay theo hạn mức đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay trả thường xuyên, ổn định. Vấn đề đặt ra ở đây là hạn mức tín dụng là bao cho phù hợp với từng khách hàng. NH cần phải dự vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế và tài sản đảm bảo của khách hàng để thỏa thuận một mức dơ nợ tối đa trong thời hạn nhất định. Phương thức cho vay này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho cả khách hàng và NH. Luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế, để thu hút khách hàng. Đa dạng hóa loại tiền cho vay, hiện nay để đáp ứng nhu cầu cho
máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất. Vì vậy họ cần vay ngoại tệ để thanh toán cho đối tác. Do vậy ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Thứ ba: về cơ cấu tín dụng
- NH cần phải điều chính đề cân đối cơ cấu tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn theo hướng mở rộng tín dụng dài hạn đối với doanh nghiệp. Cũng như cân đối cơ cấu tín dụng giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở đáp ứng đầy đủ điều điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn tín dụng bằng cách khoán triệt để cho cán bộ tín dụng về số lượng khách hàng và số dư nợ điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ, có độ linh hoạt nhạy bén, biết nhìn nhận khách hàng đáng tin cậy, đâu là khoản tín dụng an toàn.
- Cơ cấu cho vay cũng nên điều chỉnh cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi và tình hình phát triển trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh nên quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp thuộc các ngành thương nghiệp, dịch vụ. Trong thời gian tới ngân hàng cần tìm đến những khách hàng thuộc ngành nông, lâm nghiệp đồng thời khi cho vay nên ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, giải quyết được việc làm cho người lao động, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố, đất nước.