III Kết quả tài chính
2.3.3.3 Một số nguyên nhân khác
- Từ phía thị trường: Tuy nền kinh tế thị trường đã được hình thành hơn 16 năm, song nền kinh tế thị trường ở nước ta còn kém phát triển và thiếu đồng bộ so với các nước khác. Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lại bị chèn ép bởi các hàng hóa nhập lậu tràn lan trên thị trường và thiếu các thông tin hướng dẫn cho nên đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, thị trường bất động sản ở nước ta còn nhiều bất cập, thường xuyên xảy ra các cơn sốt đất làm cho giá cả bất động sản luôn biến động, gây khó khăn cho công tác định giá tài sản theo hướng thị trường và trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ.
- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều thiếu xót. Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản chưa được hoàn thiện: chỉ có loại tài sản đăng ký quyền sở hữu mới được đem ra cầm cố, thế chấp, trong khi đó nhà nước đưa ra luật sở hữu nhưng chưa rõ ràng. Điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện thế chấp tài sản. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thu chi, giám sát hay giải quyết tranh chấp, phát mại tài sản thế chấp có rất nhiều điểm chưa phù hợp, còn rườm rà, tốn thời gian ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết nợ cho chi nhánh, từ đó ảnh hưỏng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh.
- Công tác quản lý của nhà nước về cấp giấy phép kinh doanh còn nhiều yếu kém. Nhiều khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp nhưng lại không quản lý chặt chẽ nên khi khách hàng đến xin vay vốn thì NH vẫn chấp nhận cho vay nhưng
đến kỳ thu hồi nợ thì không tìm ra cơ sở kinh doanh ấy ở đâu. Như vậy, sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất trong công tác quản lý của Nhà nước đã tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng sở hở để thực hiện hành vi lừa đảo gây thất thoát vốn cho NH và ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của NH.
CHƯƠNG 3