Nhóm giải pháp về sự điều tiết của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở Hà Nội (Trang 89)

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thị trường lao động của thành phố mang tính tự phát, thiếu ổn định trong thời gian qua là do chưa có sự điều tiết quản lý của Nhà nước và thành phố. Do vậy, để phát triển thị trường lao động ở Hà Nội, giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước cần được quan tâm, nhấn mạnh. Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến thị trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao động. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiền lương, tiền công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy các giao dịch trên cơ sở đó hình thành giá cả thị trường sức lao động, đồng thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền công để hạn chế tính tự phát. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cần có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động...

3.2.2.1 Xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và môi trƣờng kinh tế - xã hội thuận lợi khuyến khích sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, giải quyết việc làm.

Để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, cần tiếp tục có những chính sách, chương trình đẩy mạnh việc xắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động, ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động. Đồng thời, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ, khôi phục và phát triển các làng nghề, phố nghề.

Hiện tại ở Hà Nội đã có môi trường tốt cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Tuy vậy vẫn cần đẩy mạnh khuyến khích sự phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển. Đặc biệt, thành phố cần đa dạng hóa các quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới.

Mỗi năm các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang giải quyết cho thành phố hơn 30.000 lao động. Trong những năm tới khu vực kinh tế này sẽ ngày càng thu hút được đông đảo lực lượng lao động vào làm việc. Vì vậy để giải quyết việc làm hiệu quả, Hà Nội phải xây dựng các chính sách khuyến khích tối đa sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh.

Khuyến khích các loại hình dịch vụ và kinh doanh nhỏ để tự tạo việc làm. Tạo điều kiện cho người lao động cũng như các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước và quốc tế có thể phát huy hết tiềm năng của mình để nâng cao năng suất, chất lượng lao động trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Nghiêm túc thực hiện Luật Lao động và các văn bản

hướng dẫn trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh. Đặc biệt là vấn đề hợp đồng lao động; chế độ tiền lương, tiền thưởng; chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; vấn đề bảo hiểm; vấn đề đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Để khắc phục hình thức giao dịch nhỏ lẻ của thị trường lao động hiện nay, thành phố sẽ cần đầu tư xây dựng một trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu chuẩn khu vực với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về cung - cầu lao động trên thị trường. Cùng với việc củng cố, tổ chức lại các trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay, thành phố cần xây dựng thêm các điểm giới thiệu việc làm tạm thời miễn phí cho lao động nhập cư. Ngoài ra, một hệ thống hạ tầng gồm hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê thị trường lao động... phải được thiết lập từ thành phố đến từng quận, huyện và xã, phường.

3.2.2.2 Tổ chức quản lý nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động

Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động.

Thông tin về thị trường lao động có thể hiểu là các số liệu liên quan đến những hoạt động của dịch vụ việc làm hoặc rộng hơn là những số liệu liên quan đến nhân lực, cơ cấu việc làm và những thay đổi của nó. Thông tin thị trường lao động là một công cụ quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách về lao động - việc làm, tiền lương, tiền công, dạy nghề... cũng như để thực hiện các chức năng quản lý. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường lao động, bao gồm:

- Tổng số dân và lực lượng lao động.

- Tổng số lao động, thất nghiệp và không có việc làm. - Số lao động trong các cơ sở công nghiệp.

- Yêu cầu về lao động.

- Chuyển đổi lao động và chấm dứt việc làm. - Nghiên cứu về lao động lành nghề.

- Tổng số chỗ làm còn trống, số người đăng ký tìm việc làm, số người đã được sắp xếp việc làm.

- Tổng số các trường phổ thông, trường dạy nghề và trường đại học.. - Số tốt nghiệp các trường công nhân kỹ thuật dạy nghề và đại học. - Số nhân công di cư.

- Tiền lương, thu nhập và giờ làm việc. - Thu nhập và chi phí cho sinh hoạt. - Chỉ số giá tiêu dùng.

- Đăng ký sinh hoạt của các doanh nghiệp.

Quản lý các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm, thực hiện các chương trình hợp tác lao động với nước ngoài

Hiện nay ở Hà Nội ra đời rất nhiều các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các trung tâm này để đảm bảo quyền lợi đồng thời góp phần giải quyết việc làm kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.

Quy hoạch các Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định 72/CP của Chính phủ và Thông tư 08/LĐTBXH ngày 10/3/1999 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng chương trình hợp tác lao động với nước ngoài: xây dựng chương trình hợp tác lao động từ 3.000 - 5.000 người /1năm, tăng cường khai thác, tìm kiếm các thị trường lao động mới. Để mở rộng xuất khẩu lao động của Thủ đô trong thời gian tới, cần:

- Tổ chức tốt lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

- Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động, chú ý đến tất cả các địa bàn, trước mắt quan tâm đến khu vực kinh tế năng động của thế giới là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách hợp lý, đặc biệt là chính sách tài chính để tạo điều kiện tăng nhanh xuất khẩu lao động của Hà Nội vào những thị trường mới.

- Thực hiện xuất khẩu lao động tại chỗ thông qua các hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng may mặc, dệt, giày da, thủ công mỹ nghệ…

Đào tạo, tái đào tạo nghề phổ thông, thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo

Nâng cao chất lượng lao động là một giải pháp cần được thành phố đặc biệt chú trọng. Với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho 20 năm và những kế hoạch đào tạo ngắn hơn, trong 5 năm hay 10 năm, thành phố tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học... Đồng thời, thành phố cũng phải phát triển các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động.

Hiện nay lao động phổ thông còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động, chủ yếu là lao động ở vùng nông thôn ngoại thành, lao động do di chuyển cơ học từ các tỉnh về Thủ đô, lao động nữ, lao động nhiều tuổi, lao động trong các hộ nghèo, thanh niên nông thôn không đủ tiền học nghề, bộ đội xuất ngũ trở về chưa có nghề nghiệp, trẻ em mồ côi đến 15 tuổi. Hà Nội có khoảng 8.000 người tàn tật trong độ tuổi lao động. Các đối tượng là thương binh, bệnh binh lên đến 30.000 người. Tất cả các đối tượng ―yếu thế‖ đó cần được thành phố tạo điều kiện giải quyết, hỗ trợ cho các đối tượng lao động này có thể hoà nhập vào thị trường lao động, tạo cơ hội cho họ được học nghề, tự tạo việc làm để tự nuôi sống bản thân và gia đình.

Cần có chính sách cho các đối tượng này được miễn giảm hoặc chỉ phải đóng góp một phần kinh phí đào tạo nghề giúp họ có được một nghề phù hợp. Khuyến khích phát triển các Trung tâm dạy nghề kết hợp với việc làm theo phương thức vừa học, vừa làm tại các địa bàn, khu vực tập trung nhiều lao động phổ thông (nhất là ở nông thôn ngoại thành) nhằm đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ.

Đẩy mạnh công tác cho vay vốn xoá đói, giảm nghèo. Thành phố sẽ có các biện pháp tạo quỹ cho vay xoá đói, giảm nghèo. Bình quân xoá 5.000 - 5.500 hộ nghèo trong một năm. Tuyên truyền vận động nhân dân đi phát triển kinh tế mới ở nội tỉnh và ngoại tỉnh, tạo thế cân bằng giữa vùng đông dân cư nhưng thiếu tiềm năng phát triển với vùng có khả năng phát triển nhưng lại thiếu lao động.

Cải tiến cơ chế phân phối thu nhập cho người lao động

Thu nhập là động lực trực tiếp tác động đến năng suất và chất lượng công việc của người lao động. Tiền lương, tiền công lao động phải được trả theo đóng góp lao động thực tế, theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra sự công bằng, vốn là bản chất của chế độ XHCN. Chúng ta phải từng bước tách dần các khu vực lương: khu vực lương hành chính; khu vực lương của doanh nghiệp; và khu vực lương của cán bộ về hưu, các đối tượng chính sách. Làm được như vậy thì mới có điều kiện chăm lo cho từng đối tượng theo lộ trình và biện pháp khác nhau. Như vậy thì mới tạo ra sự thiện rõ rệt hiệu quả của các chính sách điều chỉnh tiền lương.

Cần tạo ra một cơ chế phân phối thu nhập hợp lý nhằm khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiền thưởng là động lực khuyến khích tính tích cực của người lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng phải thực hiện theo kết quả lao động của mỗi người và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Đối với đội ngũ lao động chất xám, cần có một cơ chế tài chính thích hợp nhằm huy động tiềm năng sáng tạo của họ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô.

* * *

Hà Nội hiện là một trong những thành phố có số dân đông nhất cả nước, người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chất lượng lao động ngày được nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thị trường lao động Hà Nội mới được hình thành, phát triển và còn mang nặng tính tự phát. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thị trường lao động của thành phố mang tính tự phát, thiếu ổn định trong thời gian qua là do chưa có sự điều tiết quản lý của Nhà nước và thành phố.

Với mục đích phát triển thị trường lao động Hà Nội theo hướng mở, một loạt các biện pháp đã được đưa ra như: Kích cầu lao động, điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường lao động...

Các giải pháp này được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách như thực hiện điều tiết cung lao động với việc di chuyển các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ra ngoại thành và các tỉnh, xây dựng quy chế đối với lao động ngoại tỉnh vào làm việc tại Hà Nội thông qua hình thức thẻ lao động... Tiếp tục triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 5 huyện. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức phiên giao dịch việc làm tại sàn giao dịch thông tin việc làm điện tử vào ngày 25 hằng tháng.

Hy vọng với những giải pháp cụ thể, thời gian tới thị trường lao động Hà Nội sẽ từng bước phát triển đồng bộ theo hướng mở, với chất lượng lao động cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.

KẾT LUẬN

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế, xã hội ở nước ta, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói riêng và hướng tới mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện nói chung.

Hà Nội là trung tâm văn hoá- kinh tế - chính trị cho nên lao động ở hầu hết các tỉnh phía Bắc có xu hướng đổ về Hà Nội, làm tăng sức ép về việc làm ở Hà Nội vốn đã rất gay gắt. Lao động và việc làm ở Hà Nội là vấn đề lớn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, tổng hợp, có hiệu quả thiết thực của nhiều ngành từ trung ương đến thành phố và sự phối hợp của nhiều địa phương.

Với những bước chuyển sang kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế trong vấn đề việc làm đã xuất hiện nhiều khả năng mới, hình thức mới và giải pháp mới trong việc giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp

Nhằm phát huy tiềm năng lao động, sức sáng tạo của lực lượng lao động Thủ đô, thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng và đào tạo nguồn lao động từ nay đến năm 2015, để xây dựng Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của cả nước, trong thời gian trước mắt cần tập trung giải quyết một số vấn đề lớn cơ bản sau:

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

-Xây dựng chiến lược tổng thể về phân bố lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó để xây dựng phương án tổng thể về phân bố lao động và dân cư trên địa bàn thành phố.

-Xây dựng chương trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đến 2020 để có cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện.

-Thực hiện mạnh mẽ và nhất quán hơn chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bằng nhiều biện pháp thiết thực như cho vay vốn, giảm, miễn thuế, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh, đơn giản các thủ tục có tính chất hành chính... để mọi người, mọi lực lượng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở Hà Nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)