Thị trƣờng lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở Hà Nội (Trang 26)

1.2.2.1 Thể chế thị trƣờng lao động

Thể chế thị trường lao động bao gồm khung khổ pháp lý và hệ thống chính sách về thị trường lao động.

Khung khổ pháp lý của thị trường lao động Việt Nam gồm có Bộ luật Lao động, các văn bản pháp lý (Nghị định, Thông tư) có liên quan đến thị trường lao động để điều chỉnh các quan hệ lao động trên thị trường, góp phần hình thành và phát triển thị trường lao động ở Việt Nam.

Hệ thống chính sách thị trường lao động như chính sách việc làm, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách bảo hiểm xã hội.

Văn bản pháp lý quan trọng nhất, điều chỉnh sự vận hành thị trường lao động nước ta là Bộ luật lao động, được quốc hội ban hành vào năm 1994, sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007. Bộ luật lao động ban hành năm 1996 có 16 chương với 195 Điều, năm 2002, sửa đổi bổ sung về nội dung ở 56 điều; sửa đổi, bổ sung về từ ngữ ở 10 điều, sửa đổi tên mục V - Chương XI và sửa đổi bổ sung lời nói đầu. Kết quả sau khi sửa đổi năm 2002, Bộ luật lao động có kết cấu 17 chương 198 điều. Năm 2006, sửa đổi, bổ sung chương XIV về giải quết tranh chấp lao động. Năm 2007, sửa đổi bồ sung điều 73 của Bộ luật lao động. Bộ luật lao động chính là nền tảng của khung khổ pháp lý của thị trường lao động vì:

- Bộ luật lao động thừa nhận quyền tự do mua bán sức lao động trên thị trường (Điều 16), thừa nhận hại lực lượng chính của thị trường lao động là người bán (cung) và người mua (cầu).

- Bộ luật lao động còn quy định, điều chỉnh các mối quan hệ quan trọng của thị trường lao động về hợp đồng lao động (Chương IV, từ Điều 26 đến Điều 43), về thỏa ước lao động tập thể (chương V, từ Điều 44 đến Điều 54), về tiền lương (Chương VI, từ Điều 55 đến Điều 67), về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi (Chương VII, từ Điều 68 đến Điều 81), về kỷ luật lao động và an toàn lao động (Chương VIII và IX), về lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, lao động Việt Nam ở nước ngoài (Mục V, Chương IX), về bảo hiểu xã hội (Chương XII), về công đoàn (Chương XIII), về quản lý nhà nước về lao động (Chương XV) và nhiều mối quan hệ lao động khác.

- Bộ luật lao động còn đưa ra quan niệm mới về việc làm (Điều 13, Chương II), thừa nhận hoạt động môi giới cung – cầu lao động trên thị trường và quy định hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm (Điều 18, Chương II).

Cùng với việc Ban hành Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản pháp qui khác có liên quan đến thị trường lao động như:

- Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 về thỏa ước lao động tập thể

- Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 về tiền lương.

- Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 qui định chi tiết về bảo hiểm xã hội.

- Nghị định số 72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các trung tâm dịch vụ việc làm.

- Nghị định số 90/CP ngày 25 tháng 12 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về dạy và học nghề.

- Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ có hướng dẫn việc giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.

- Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển lao động.

- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng lao động.

- Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về mức tiền lương tối thiểu chung.

- Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 1 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 207/204/NĐ-CP.

- Thông tư số 09/2005/TT-BLLĐTBXH ngày 05 tháng 1 năm 2005 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP.

- Thông tư số 25/2005/TT-BLĐTBXH ngày 4 tháng 10 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP.

Bộ luật lao động và các văn bản pháp lý nêu trên chính là khung khổ pháp lý điều chỉnh các quan hệ lao động trên thị trường lao động góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động nước ta. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh và nhanh sang kinh tế thị trường nền các quy định trên có phần còn chưa theo kịp thực tế, chẳng hạn: phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động còn ít (khoảng 20% lực lượng lao động); các quy định về bảo hiểm xã hội, tiền lương tối thiểu, xử lý lao động dôi dư, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tranh chấp lao động … còn thiếu nhiều

thiết chế, một số thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp gây ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đó có các chính sách liên quan đến sự hình thành và phát triển của thị trường lao động đã được ban hành như:

- Chính sách việc làm:

Ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định 120/HĐBT về ―những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới‖. Thực hiện quyết định này, chương trình quốc gia xúc tiến việc làm đã được hoạch định và hoạt động với mục tiêu cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp để người lao động có thể tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề cho lao động dôi dư, lao động yếu thế. Tính đến năm 2000, thực hiện chương trình này đã có 31.000 tỷ đồng được vay thuộc 90 nghìn dự án, giải quyết việc làm cho khoảng 2,6 triệu người lao động, trong đó 45% lao động tìm được việc làm mới, 55% lao động có việc làm thêm. Khu vực nông thôn chiếm 68% tổng số vốn vay và thu hút được 75% tổng số lao động thu hút của chương trình. Trong bốn năm 2001 - 2004 chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã giải quyết được hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình này còn một số hạn chế như: Thứ nhất, mới tập trung vào thực hiện mục tiêu cấp vốn chứ chưa tập trung vào các hoạt động đào tạo nghề, do vậy tính bền vững chưa cao. Thứ hai, suất đầu tư cho 1 chỗ làm việc mới, việc làm thêm còn quá thấp (trước năm 2000 khoảng 1 - 1,2 triệu đồng, từ năm 200 đến nay khoảng 1,5 - 3 triệu đồng), nên đa số việc làm đều mang tính ngắn hạn, không ổn định.

- Chính sách đào tạo nghề cho người lao động.

Ở nước ta từ năm 1986 đến năm 1997, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động không được chú trọng đúng mức. Trong hơn 10 năm này, số học sinh các trường dạy nghề giảm 35%, số giáo viên dạy nghề giảm 31% và số trường dạy nghề giảm trên 40%. Mặc dù tháng 12 năm 1995 Chính phủ có ra Nghị định số 90/CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều trong Bộ luật

Lao động về dạy và học nghề, song tình hình vẫn không có gì khởi sắc. Mãi đến khi có Nghị quyết Trung ương 2 về khoa học - công nghệ và giáo dục thì tình hình mới thay đổi. Ngày 26 tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 67/1998/QĐ-TTg chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 23 tháng 5 năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 33/1998/NĐ-CP thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nhà nước cũng đã ban hành chính sách miễn thuế cho các cơ sở dạy nghề có dưới 10 học viên, cơ sở dạy nghề cho người nghèo, người tàn tật, trẻ mồ côi, người dân tộc thiểu số, cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp; giảm 50% thuế doanh thu cho các cơ sở dạy nghề truyền thống … Gần đây, chính phủ đã phê duyệt một đề án dạy nghề cho người lao động nông thôn, lao động nghèo, lao động vùng sâu vùng xa được đào tạo nghề, miễn giảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Nhờ có các chính sách trên, từ năm 1998 trở lại đây, hệ thống đào tạo nghề của nước ta được mở rộng và số lao động được đào tạo nghề hàng năm tăng liên tục: từ 98 nghìn năm 1998 lên 730 nghìn năm 2000, trên 1 triệu mỗi năm từ 2003 đến nay.

- Chính sách xuất khẩu lao động:

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của nước ta cũng chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT ngày 9 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Thông tư hướng dẫn số 08/LĐ-TBXH là mốc đánh dấu sự chuyển biến này. Để tạo điều kiện thống thoáng và mở rộng xuất khẩu lao động, từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật quan trọng như:

- Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 qui định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động.

chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài..

- Sửa đổi bổ sung một số điều trong Bộ luật Lao động về Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (tách điều 134 và 135 thành 6 điều).

- Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 7 năm 2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động sửa đổi về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Quyết định số 335/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 19 tháng 3 năm 2003 qui định tạm thời các hình thức xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại Malaixia.

- Văn bản số 318/QLLĐ NN-CSQLLĐ ngày 24 tháng 3 năm 2003 về chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo và quản lý lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Đài Loan.

Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là cho thanh niên, tạo thu nhập cho người lao động và tăng thu ngoại tệ cho đât nước. Nếu như năm 1996 chính sách này chỉ tạo việc làm cho 12.600 người thì đến năm 2000 đã tăng lên 31.468 người 2003 là 750.000 người, riêng năm 2007 Việt Nam đặt ra chi tiêu đưa 80.000 lao động đi làm viêc tại nước ngoài và đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 6,25%, năm 2008 với mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung đầu tư, nâng chất lượng nguồn lao động. Xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện đào tạo lao động xuất khẩu trong khuôn khổ chương trình đào tạo nghề quốc gia.

- Chính sách bảo hiểm xã hội:

Từ năm 1986 trở lại đây, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta đã từng bước được cải cách cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thay vì chính sách bảo hiểm xã hội trước đây chỉ được thực hiện với lao động thuộc khu vực kinh tế nhà nước, thì nay nó đã được mở rộng đối với người lao động ở mọi thành phần kinh tế. Trước kia, chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ bao cấp thì này nó được thực hiện trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng

lao động. Hiện nay Quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã tách khỏi ngân sách nhà nước và thành lập Quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chung cho người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Ngày 16-2-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ giải quyết chế độ chính sách, tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Đến tháng 1-2002 thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nhờ có các cải cách trên, số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế không ngừng tăng. Năm 1995, có khoảng 2,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đến năm 2005 con số này tăng lên 8,15 triệu người; đối với bảo hiểm y tế, năm 1996 có 8,8 triệu người tham gia, năm 2005 tăng lên 23,6 triệu người tham gia.

Với số lao động tham gia ngày càng tăng, nên số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội cũng tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1995 đến nay, quỹ bảo hiểm xã hội đã thu được trên 74 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2005 thu đạt trên 17,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với năm 1995.

1.2.2.2 Thực trạng tổ chức thị trƣờng lao động ở Việt Nam

Thị trường lao động ở Việt Nam không phải là thị trường tự do mà là thị trường có tổ chức, điều tiết của nhà nước, bộ máy tổ chức của thị trường lao động được hình thành một cách đồng bộ, thống nhất, bao gồm:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan chịu trách nhiệm trước chính phủ, thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

- Sở Lao động - Thương bình và Xã hội: thực hiện chức năng điều phối, chính sách liên quan đến thị trường lao động theo sự phân công của cấp trên.

- Tổ chức đại diện của người lao động: các tổ chức công đoàn, ở cấp Trung ương có Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ở cấp ngành, địa phương

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)