CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH VÁN DĂM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 41)

3.1. KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH VÁN DĂM

Ván dăm là loại ván được tạo thành bằng cách ép dán các dăm từ gỗ hoặc các thực vật chứa cellulose nhờ chất kết dính, trong những điều kiện áp suất và nhiệt độ nhất định.

Trong ván dăm, nguyên liệu chính là gỗ mảnh, xơ sợi thực vật còn chất kết dính chiếm tỷ lệ khoảng 4 – 12% (nếu là chất kết dính tổng hợp) hoặc gần 50% (nếu là chất kế dính vô cơ như xi măng). Ngoài ra, trong ván dăm còn có một tỷ lệ chất phụ gia nhất định để làm tăng thêm mộ số tính chất của ván như: chất đóng rắn, chống cháy, chống ẩm, chống côn trùng, sâu nấm...

Tuỳ theo nguyên liệu, chất kết dính, ván dăm được phân thành: - Ván dăm gỗ

- Ván dăm tre - Ván xơ dừa - Ván bã mía - Ván xi măng gỗ - Ván bê tông tre

Tuỳ theo cấu tạo, ván được phân thành: Ván một lớp, ván ba lớp, ván nhiều lớp. Ván ba lớp được hình thành theo nguyên tắc: Ở ngoài mặt dăm nhỏ tỷ lệ keo nhiều hơn, ở trong dùng dăm thô hơn và ít keo nên kinh tế hơn. Ván nhiều lớp thì càng vào giữa dăm càng lớn hơn, tỷ lệ keo càng ít hơn.

3.2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DĂM3.2.1. Nguyên liệu sản xuất ván dăm 3.2.1. Nguyên liệu sản xuất ván dăm

Nguyên liệu truyền thống sản xuất ván dăm là gỗ và thực vật có sợi chứa tỷ lệ xenlulo khoảng 30% trở lên, độ pH có tính axít nhẹ hoặc trung tính, có thể điều chế thành dăm công nghệ đảm bảo hình dáng và kích thước dăm

theo chỉ số hình thái dăm quy định (tỷ lệ chiều dày/chiều dài, chiều dày/chiều rộng)

3.2.1.1. Hình dạng và kích thước dăm công nghệ

+ Hình dạng: Một dăm cơ bản được coi là hình hộp có mặt cắt ngang hình chữ nhật được đặc trưng bằng 3 kích thước: chiều dày (t), chiều dài (l), chiều rộng (W). Trên thực tế, do dăm được điều chế từ những máy và thiết bị khác nhau, nguồn nguyên liệu khác nhau nên có nhiều hình dạng khác nhau, ít khi có hình dạng tiêu chuẩn.

+ Kích thước dăm : kích thước dăm theo 3 chiều phải đạt một trị số nào đó đảm bảo chất lượng ván dăm là tốt nhất. Mối quan hệ giữa các chiều kích thước dăm như sau :

Trong đó: S phải đạt từ 100 – 200. Tuy nhiên, công thức này chỉ sử dụng để lý luận trong một số trường hợp nhất định, trong thực tế ít sử dụng công thức này, bởi vì công thức cũng chứa đựng những yếu tố không chặt chẽ.

Mỗi kích thước đều có ảnh hưởng đến chất lượng ván dăm. Trong đó chiều dày là kích thước có ảnh hưởng quan trọng nhất.

Chiều dày :

Chiếu dày dăm có ảnh hưởng lớn đến tính chất cơ học của ván dăm,vì nó liên quan đến diện tích bề mặt dăm. Trong khi đó, chi phí keo tính theo trọng lượng dăm. Lượng keo phủ trên một đơn vị diện tích bề mặt phụ thuộc vào chiều dày dăm. Tính toán tiêu hao keo trên một đơn vị diện tích bề mặt dăm gỗ có chiều dày dăm khác nhau, ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh của ván như sau:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chiều dày dăm đến lượng keo sử dụng

Chiều dày dăm (mm) 1,0 0,5 0,3 0,1 0,05

Diện tích bề mặt tính trên 1 đơn vị trọng lượng dăm (m2/100g)

0,4

7 0,94 1,57 4,7 9,4Lượng keo tính trên đơn vị diện tích (g/m2) 17,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 41)