Thông số công nghệ của dăm xơdừa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 68)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠO DĂM XƠ DỪA

4.1.2.Thông số công nghệ của dăm xơdừa

+ Kích thước dăm xơ dừa: Sau khi cắt vỏ dừa thành những mảnh dăm có chiều dài đã dự kiến trước, những mảnh vỏ dừa được đưa vào máy đập nghiền tách sợi. Sau khi nghiền sẽ được hỗn hợp xơ dừa và bột mịn, hạt xốp. Có thể tiến hành phân loại để tách xơ và bột mịn riêng rẽ. Sau phân loại dăm xơ dừa có chiều dài không quá chiều dài của mảnh vỏ dừa đã cắt. Đường kính gồm 3 loại 0,15 – 0,37 – 0,59 mm. Dựa vào đường kính cố định có thể tính chiều dài của xơ dừa để đảm bảo tỷ số S và J tốt nhất. Với dăm xơ dừa có chiều dài 25 – 50 – 100mm, tỷ lệ S như sau (Bảng 4.1)

Bảng 4.1. Tỷ lệ mảnh của dăm xơ dừa

Tỷ lệ S d = 0,15mm d = 0,37mm d =0,59mm

25 mm 167 68 42

50 mm 333 135 84

Diện tích bề mặt nhận keo và không gian chiếm chỗ của dăm xơ dừa luôn nhỏ hơn dăm hình vuông có cùng kích thước (giả sử dăm có tiết diện ngang hình vuông, cạnh bằng đường kính d):

= = = =

Như vậy, trong cùng một thể tích, dăm vuông có cạnh bằng đường kính dăm tròn thì thể tích chiếm chỗ trong không gian của dăm tròn ít hơn dăm vuông. Có nghĩa là trong cùng một thể tích số lượng dăm tròn nhiều hơn dăm vuông.

Vỏ dừa cắt ngắn sau khi nghiền đựơc xơ và bột mịn. Nhưng đặc điểm của xơ dừa là dù cắt ngắn vẫn cong, quăn và rối. Nếu đảo trộn riêng xơ dừa và keo gặp nhiều khó khăn. Hình 4.4 là vỏ dừa sau khi nghiền (a), bột mịn (b) và xơ dừa dài 50 – 100mm (c).

c

Hình 4.4. Vỏ dừa sau khi nghiền (a), bột mịn (b) và xơ dừa (c)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 68)