Kết quả kiểm tra độ bền bám dính của liên kết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 76)

2 mặt phía trong vỏ xe Mẫu 3 –Dán dính mặt phía ngoài với mặt phía trong của vỏ xe

4.3.2Kết quả kiểm tra độ bền bám dính của liên kết

Mẫu thí nghiệm được kiểm tra độ bền kéo vuông góc (ĐBKVG – KG/cm2) tại Trung tâm nghiên cứu và chuyên giao công nghệ Chế biến lâm sản Giấy và Bột giấy – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả ghi trong Bảng 4.4 là giá trị trung bình của ĐBKVG sau 3 lần thí nghiệm đối với mỗi mức nhiệt độ. P là trị số của lực đọc trên máy. Từ kết quả cho thấy mức nhiệt độ 1400C và thời gian 2 phút / mm chiều dày có độ bền dán dính của keo UF dán 2 lớp vỏ xe với nhau tốt nhất

Bảng 4.4. Thí nghiệm khả năng dán dính vỏ xe theo nhiệt độ

Mẫu Chiều dài TB(cm) Chiều rộng TB(cm) ỨSKVG (KG/cm2) theo nhiệt độ ép 1300C 1400C 1500C 1 4,96 5,06 2,76 3,29 2,88 2 5,05 5,10 3,37 3,83 3,39 3 5,02 4,91 2,83 3,16 2,91

Nhận xét : Độ bền kéo vuông góc của 3 mẫu vỏ xe phế liệu dán với nhau bằng keo UF đều có độ bền kéo vuông góc khá cao so với tiêu chuẩn quy định kéo vuông góc của ván dăm theo tiêu chuẩn TCVN 7756 – 9 : 2007. Tuy nhiên, mẫu dán 1 là mẫu dán 2 mặt ngoài của vỏ xe có trị số độ bền kéo thấp nhất. Mẫu 2 là mẫu dán mặt ngoài và mặt trong của vỏ xe có trị độ bền kéo thấp thứ hai. Mẫu 3 là mẫu dán 2 mặt trong của vỏ xe có trị độ bền kéo cao nhất. Có thể lý giải như sau: Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dán dính cần được xem xét là : diện tích dán dính và chất lượng bề mặt vật dán.

+ Về diện tich dán dính: Mẫu dán dính 1 có tổng diện tích dán dính tính toán bằng diện tích tính toán của mẫu 2 và 3. Nhưng vì mặt ngoài diện tích thực chỉ gồm diện tích các mặt gân của vỏ xe nên khi ép 2 mặt ngoài, nếu trùng khớp thì tổng diện tích dán dính vẫn nhỏ hơn diện tích dán dính chỉ bằng tổng diện tích bề mặt các đường gân và nhỏ hơn diện tích tính toán chịu lực. Nhưng các đường gân không thể trùng khớp khi dán 2 mặt vỏ xe, nên diện tích dán dính thực của 2 mặt vỏ xe còn nhỏ hơn diện tích bề mặt của các đường gân. Vì vật tổng diện tích dán dính của mẫu 1 là nhỏ nhất so với diện tích chịu lực tính toán.

+ Về chất lượng bề mặt vật dán : Lớp ngoài của vỏ xe do mòn không đều và không phẳng như nhau nên chất lượng bề mặt không cao và tiếp xúc bề mặt không tốt nên cường độ dán dính trên tất cả bề mặt không đều nhau

Từ 2 yếu tố trên dẫn đến chất lượng dán dính bề mặt 2 lớp ngoài của vỏ xe phế liệu kém nhất.

- Đối với mẫu 2 - Dán dính mặt ngoài và mặt trong vỏ xe đạp phế liệu Tương tự như vậy, dán lớp mặt ngoài và mặt trong có tổng diện tích bề mặt dán dính bằng tổng diện tích bề mặt các đường gân, nhỏ hơn diện tích tính toán chịu lực. Bề mặt dán dính của ngoài lớp vỏ xe có chất lượng kém nhưng lớp trong có chất lượng cao : phằng, nhẵn nên chất lượng dán dính của mẫu 2 tốt hơn mẫu 1

- Mẫu 3 - Dán dính 2 lớp trong của vỏ xe đạp phế liệu:

+ Về diện tích dán dính: 2 lớp trong vỏ xe phẳng nhẵn nên khi dán, tổng diện tích bề mặt dán dính thực và diện tích bề mặt tính toán bằng nhau bà lớn nhất trong 3 mẫu dán dính

+ Về chất lượng bề mặt vật dán: Đây là 2 bề mặt của vật dán có chất lượng cao theo thuyết dán dính: bề mặt phẳng, nhẵn. Vì vậy, khi ép các vị trí

đều có thể sát vào nhau, lượng keo cũng trải đều trên toàn bộ bề mặt dán dính. Do đó mẫu 3 có chất lượng dán dình tốt nhất.

Mặc dù các mẫu dán dính có chất lượng mối dán khác nhau, nhưng kết quả thử cho thấy khả năng dán dính của vật liệu vỏ xe bằng keo UF đạt trị số tiêu chuẩn về mối dán dính của ván dăm.

Hình 4.7. Các mẫu thử kéo vuông góc

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TẠO VÁN DĂM TỪLỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA (Trang 76)