4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình của huyện Đông Triều khá đa dạng bao gồm núi cao, trung du gò đồi xen lẫn đồng bằng và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, hồ. Vùng núi cao tập trung tại phía Bắc, đồi trung du xen lẫn đồng bằng phù sa nằm khu vực giữa huyện. Vùng đồng bằng phù sa nằm khu vực phía Nam. Địa hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dốc dần từ bắc xuống nam. Phía bắc là vòng cung núi Đông Triều trùng điệp có ngọn Bảy Đèo cao trên 1000m, phía cực nam là những cánh đồng trũng.
Vùng phía đông có các núi Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan cao trên dưới 500m. Từ vùng núi phía bắc có nhiều suối và sông chảy cắt ngang huyện, cực tây là sông Vàng Chua rồi đến sông Đạm Thuỷ, sông Kỳ Cầm, sông Tràng Bảng, cực đông là sông Tiên Yên. Các sông nhỏ và thượng nguồn có độ dốc lớn, đoạn hạ lưu lòng sông khá rộng.
* Tài nguyên đất: Là huyện giàu tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên là 397,2 km2, trong đó: đất đồi núi 309,2 km2
chiếm 77,84%; Đất phù sa có diện tích 45,75 km2, chiếm 11,52%; đất phù sa không được bồi có diện tích 33,75 km2, chiếm 8,5%, đất phù sa cũ bạc mầu có diện tích 12 km2, chiếm 3,02%, đất chua có diện tích 15,4 km2 chiếm 3,8%
Sự phong phú tài nguyên đất đã tạo sự thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi như vùng đồi núi là cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; Khu vực đất đồi thấp xen kẽ đồng ruộng thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng lúa, chăn nuôi; vùng đồng bằng phía Nam được bồi đắp bởi phù sa của hai dòng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ vận tải ...
* Tài nguyên nước: Có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
Nước mặt: có hệ thống sông suối dầy đặc và 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 tỷ m3, đảm bảo cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.
Nước ngầm có chất lượng khá tốt, trữ lượng lớn có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn, phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển nông nghiệp.
* Tài nguyên khoáng sản: nổi bật là than đá với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn để khai thác phục vụ trong nước và xuất khẩu, rồi đến đất sét, cao lanh, đá vôi để sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng; Ngoài ra còn có suối khoáng quý trữ lượng khá, chất lượng tốt để điều dưỡng chữa bệnh.
Vùng Đông Triều có tài nguyên than là lớn nhất, ngoài ra còn có vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi); có nguồn suối khoáng quý trữ lượng khá, chất lượng tốt.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có 2 nhóm: nhóm khoáng sản nhiên liệu và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 60 triệu tấn, cho phép khai thác 1,5-3 triệu tấn/năm. Hiện tại mỗi năm khai thác trên 2 triệu tấn than sạch. Đây là nguồn tài nguyên tạo ra các ngành công nghiệp chủ đạo như nhiệt điện, cơ khí, sản xuất xi măng.. tập trung ở thị trấn Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Tràng Lương, Nguyễn Huệ.
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng bao gồm:
+ Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Tân Việt, Tràng An, Kim Sơn, Yên Thọ là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét thường có thể dùng để sản xuất gạch nung với trữ lượng trên 50 triệu m3.
+ Cao lanh: tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất gốm sứ cổ truyền với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đá vôi: phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m3 để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn... và các suối trên địa bàn huyện.