Nhu cầu xả nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH một thành viên 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 27 - 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.5.2. Nhu cầu xả nước thải

Nƣớc thải sản xuất

Nước thải của khu mỏ than Hồ Thiên phát sinh chủ yếu từ quá trình sử dụng nước chống bụi trong hầm lò, nước phục vụ các xưởng nhà đèn và nước tưới đường, chống bụi trên mặt bằng. Lượng nước thải của khu mỏ than Hồ Thiên được theo dõi thực tế tại các cửa các hầm lò. Số liệu cụ thể như sau: [17] Nước thải phát sinh từ quá trình chống bụi trong hầm lò 24 m3/ngày Nước thải phát sinh từ nước phục vụ các xưởng nhà đèn 12 m3/ngày Nước thải phát sinh từ quá trình sử dụng nước tưới đường và

phục vụ trên mặt bằng

48 m3/ngày

Nƣớc thải sinh hoạt

Do khu mỏ khai thác than Hồ Thiên tổ chức cho công nhân ở tập thể ở khu vực khai trường mỏ nên lượng nước thải sinh hoạt tương đối lớn. Vào thời điểm hiện tại, tổng số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực mỏ Hồ Thiên vào khoảng 1100 người. Nếu tính trung bình mỗi công nhân sử dụng 35 lít/người/ngày thì lượng nước thải trong ngày là vào khoảng 31 m3/ngày [17].

Nƣớc mƣa chảy tràn

Khu vực mỏ Hổ Thiên là địa hình dạng đồi núi cao xen kẽ là các suối do vậy nước mặt sau khi mưa được tập trung vào hệ thống các suối rồi chảy ra sông Tràng Lương và một phần được ngấm vào lòng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên thế giới và ở nước ta quá trình khai thác than là ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến tài nguyên lòng đất và nhiều yếu tố môi trường như đất, nước, không khí, rừng và các loài sinh vật, cảnh quan ... Môi trường các vùng khai thác và chế biến than dễ bị suy thoái và ô nhiễm. Than ở Việt nam được khai thác hơn 100 năm nay, đã tạo tiền đề cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, nguồn lợi kinh tế do than mang lại tuy rất lớn nhưng hoạt động khai thác than lại làm ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Đặc biệt các hoạt động khai thác, vận tải, sàng tuyển, bốc dỡ, cung ứng than đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô rộng lớn và mức độ nghiêm trọng. Các hoạt động phát triển than đã làm suy thoái và ô nhiễm không khí, đất và nước. Để ngành than phát triển bền vững, ngoài việc đầu tư áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến, có năng suất cao, ít gây ô nhiễm môi trường, còn cần phải quan tâm xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và áp dụng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ thích hợp để sử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung, đặc biệt là môi trường nước, vì nước là yếu tố không thể thiếu được cho sinh hoạt của con người, và cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ, giải trí khác.

Nước thải từ các mỏ than đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ. Vùng mỏ Quảng Ninh hàng năm đã thải vào môi trường một khối lượng lớn nước thải mỏ, từ các moong chứa nước, từ các bãi thải và các nhà máy tuyển than.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH một thành viên 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)