Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ôxy hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH một thành viên 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 63)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.5.4.Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ôxy hóa

Tiến hành thí nghiệm để khảo sát khả năng xử lý sắt và mangan trong môi trường nước của nước ôxy với các điều kiện pH khác nhau

Hóa chất và dụng cụ

- Máy đo quang : Novaspec II (Anh) – Xác định nồng độ ion Mn2+

- pH

- Nước ôxy -

- Dung dịch kiềm NaOH đặc - Giấy lọc

- ớc thải có hàm hượng Mn và Fe cao - Axit sunfuric H2SO4 - Nước cất, H2O  Quy trình thí nghiệm - ớc chứa Mn2+ - 2+ nướ . - 30, 60, dung - 5ml dung 2+ , Mn2+ - = 5,6,7,8,9

2.3.5.5. Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ô xy hóa sắt và mangan trong nước thải mỏ than bằng tác nhân nước ô zôn (O3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng xử lý mangan trong môi trường nước của khí ôzôn với các pH khác nhau

Hóa chất và dụng cụ

- Máy đo quang : Novaspec II (Anh) – Xác định nồng độ ion Mn2+

-

- Máy tạo khí ozon. -

- Dung dịch kiềm NaOH đặc - Giấy lọc

- ớc thải có hàm hượng Mn và Fe cao - Axit sunfuric H2SO4 - Bạc nitrat, AgNO3. - Amoni pesunfat (NH4)2S2O8. - Nước cất, H2O  Quy trình thí nghiệm - ớc chứa Mn2+ - 2+ . Tiến hành

sục khí ô zon cho phản ứng xảy ra - dung - 5ml dung 2+ , Mn2+ - = 5,6,7,8. 2.3.6. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng phầm mềm Word và Excel để xử lý thông tin số liệu và được thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ…tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc dữ liệu có liên quan đến đề tài (Từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết...). Sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh từng vấn đề riêng biệt phục vụ cho nội dung đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trƣờng có liên quan đến hoạt động sản xuất than của Công ty TNHH MTV 618

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1 – Vị trí địa lý huyện Đông Triều

Đông Triều là huyện cửa ngõ phía tây của tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21001‟ đến 21013‟ vĩ độ bắc và từ 106026‟ đến 106043‟ kinh độ đông). Thị trấn huyện lỵ từ cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km. cách Hà Nội 90km.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều.

- Phía tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, ranh giới là sông Vàng Chua,

- Phía nam giáp huyên Kinh Môn cũng thuộc Hải Dương bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc.

- Phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Tiên Yên.

3.1.2. Địa hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc trưng địa hình của huyện Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn đồng bằng. Phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía Nam là vùng đồng bằng ven sông.

- Vùng đồi núi phía Bắc gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương. Địa hình vùng đồi núi phía Bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp ..) và dịch vụ.

- Vùng giữa: kéo dài từ dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc thị trấn Mạo Khê, xã Kim Sơn, xã Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, thích hợp phát triển nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp, lúa nước), chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ.

- Vùng đồng bằng phía Nam: vùng giáp với sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc. Địa hình của vùng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hóa.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

Theo tài liệu trạm Cửa Ông, Huyện Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía Bắc vì vậy khí hậu nới đây mang những nét đặc trưng của miền Bắc, đó là khí hậu nóng, ẩm, và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và khô vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,20C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30-320C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới là 380C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 14,5-15,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3,20

C.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% tương đương với mức trung bình so với toàn tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 3, 4 và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tháng 8 với độ ẩm trên 87%, các tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2-11-12 với độ ẩm là 74 - 77%.

Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm ở Đông Triều tương đối thấp so với toàn tỉnh, đạt mức 1.442 mm, phân bố không đều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng lượng mưa, cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20-25% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ khoảng 4-30 mm.

Gió - bão: Cũng giống như các tỉnh miền Bắc khác, trên địa bàn huyện Đông Triều thịnh hành hai loại gió chính là gió Đông nam và gió mùa Đông bắc. Gió Đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Mỗi năm huyện ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 10. Gió mùa Đông bắc xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 3-4m/s, gió Đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét.

3.1.4. Điều kiện thủy văn

Huyện Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn với 10 con sông bao bọc toàn bộ phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Nam phân bố dày đều trên toàn huyện. Các sông nhánh này đều ngắn và dốc, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc, cửa sông hẹp, diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt kéo dài

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Địa hình của huyện Đông Triều khá đa dạng bao gồm núi cao, trung du gò đồi xen lẫn đồng bằng và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, hồ. Vùng núi cao tập trung tại phía Bắc, đồi trung du xen lẫn đồng bằng phù sa nằm khu vực giữa huyện. Vùng đồng bằng phù sa nằm khu vực phía Nam. Địa hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dốc dần từ bắc xuống nam. Phía bắc là vòng cung núi Đông Triều trùng điệp có ngọn Bảy Đèo cao trên 1000m, phía cực nam là những cánh đồng trũng.

Vùng phía đông có các núi Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan cao trên dưới 500m. Từ vùng núi phía bắc có nhiều suối và sông chảy cắt ngang huyện, cực tây là sông Vàng Chua rồi đến sông Đạm Thuỷ, sông Kỳ Cầm, sông Tràng Bảng, cực đông là sông Tiên Yên. Các sông nhỏ và thượng nguồn có độ dốc lớn, đoạn hạ lưu lòng sông khá rộng.

* Tài nguyên đất: Là huyện giàu tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên là 397,2 km2, trong đó: đất đồi núi 309,2 km2

chiếm 77,84%; Đất phù sa có diện tích 45,75 km2, chiếm 11,52%; đất phù sa không được bồi có diện tích 33,75 km2, chiếm 8,5%, đất phù sa cũ bạc mầu có diện tích 12 km2, chiếm 3,02%, đất chua có diện tích 15,4 km2 chiếm 3,8%

Sự phong phú tài nguyên đất đã tạo sự thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi như vùng đồi núi là cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; Khu vực đất đồi thấp xen kẽ đồng ruộng thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng lúa, chăn nuôi; vùng đồng bằng phía Nam được bồi đắp bởi phù sa của hai dòng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ vận tải ...

* Tài nguyên nước: Có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.

Nước mặt: có hệ thống sông suối dầy đặc và 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 tỷ m3, đảm bảo cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.

Nước ngầm có chất lượng khá tốt, trữ lượng lớn có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn, phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển nông nghiệp.

* Tài nguyên khoáng sản: nổi bật là than đá với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn để khai thác phục vụ trong nước và xuất khẩu, rồi đến đất sét, cao lanh, đá vôi để sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng; Ngoài ra còn có suối khoáng quý trữ lượng khá, chất lượng tốt để điều dưỡng chữa bệnh.

Vùng Đông Triều có tài nguyên than là lớn nhất, ngoài ra còn có vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi); có nguồn suối khoáng quý trữ lượng khá, chất lượng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có 2 nhóm: nhóm khoáng sản nhiên liệu và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 60 triệu tấn, cho phép khai thác 1,5-3 triệu tấn/năm. Hiện tại mỗi năm khai thác trên 2 triệu tấn than sạch. Đây là nguồn tài nguyên tạo ra các ngành công nghiệp chủ đạo như nhiệt điện, cơ khí, sản xuất xi măng.. tập trung ở thị trấn Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Tràng Lương, Nguyễn Huệ.

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng bao gồm:

+ Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Tân Việt, Tràng An, Kim Sơn, Yên Thọ là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét thường có thể dùng để sản xuất gạch nung với trữ lượng trên 50 triệu m3.

+ Cao lanh: tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất gốm sứ cổ truyền với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đá vôi: phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m3 để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn... và các suối trên địa bàn huyện.

3.1.6. Điều kiện kinh tế, xã hội

Diện tích, dân số

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đông Triều là 397,7 km2, dân số theo số liệu thống kê đến ngày 25/05/2011 là 163.984 người, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh. Mật đọ dân số xấp xỉ 412 người / km2

. Dân số Đông Triều phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ đồng bằng Bắc Bộ.

Huyện Đông Triều gồm có 19 xã và 2 thị trấn: TT Đông Triều và TT Mạo Khê có diện tích là 1.982,7 ha; dân số 43.803 người.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Đông Triều đã phát triển mạnh mẽ, tác động tích cực nhiều mặt vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành chủ đạo mà điển hình là khai thác than đá. Than thuộc loại Antraxit, có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao.

Các mỏ than có vị trí từ vùng Đông Triều đến Cẩm Phả với các vỉa than có cấu tạo và hình thái phức tạp, biến động về chiều dày và chất lượng than. Tổng trữ lượng ước tính đến ngày 01/01/2011, độ sâu – 350m khoảng 48,7 tỷ tấn, cho phép khai thác 45 – 75 triệu tấn/năm theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động khai thác than hàng trăm năm qua tại huyện Đông Triều đã gây nhiều tác động mạnh tới môi trường: phá huỷ cảnh quan; bụi và ồn trên khai trường, khu vực xung quanh, dọc các tuyến vận chuyển; gây xói lở, bồi lắng dòng chảy; thu hẹp môi trường sống của động vật hoang dã do mất rừng; làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường nước mặt (sông, hồ) và nước biển ven bờ, tỷ lệ tổn thất trong khai thác hầm lò còn tới trên 40%, số vụ tai nạn lao động ngày càng tăng, các bãi thải mỏ ngày càng lớn trong khi chưa có biện pháp xử lý lượng chất thải khổng lồ này...

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Triều có bước phát triển khá, các ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển; diện mạo của các làng nghề sản xuất gốm, sứ thủ công mỹ nghệ đã thay đổi cơ bản về quy mô sản xuất, chất lượng, mỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm; từng bước người thợ thủ công mỹ nghệ đã tự khẳng định được thương hiệu của gốm sứ Đông Triều trên thị trường. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh như Công ty liên doanh gốm Hoàng Quế, Công ty TNHH Quang Vinh, Công ty TNHH Thắng Lợi, Công ty cổ phần Quang và Mỹ nghệ xuất khẩu, Công ty vận tải Thành Tâm... đã góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương. Năm 2006, một số sản phẩm chủ yếu tăng trưởng khá như sản xuất 66,8 triệu viên gạch nung, tăng 12%; đá xây dựng 27.000 m 3; sứ các loại đạt gần 5,5 triệu sản phẩm... Hệ thống bến, bãi bốc xếp hàng hóa đường sông được quy hoạch và đầu tư đã đi vào hoạt động, là đầu mối vận chuyển sản phẩm trên địa bàn huyện.

Đông Triều có rất nhiều làng nghề được được phục vụ nhân dân và thị trường như : Làng nghề Gốm Sứ Đông Triều, như xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá...

Nông nghiệp:

Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, ngành kinh tế chủ đạo của Đông Triều cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy đã phải dành khá nhiều diện tích đất canh tác để phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, bến bãi... song việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ được thực hiện và hiệu quả. Đến 2010, 90,5% diện tích lúa trên đồng chủ yếu được cấy bằng giống mới, giống thuần có năng suất cao, chất lượng tốt.

Diện tích cây vụ động được mở rộng từ 1.293 ha năm 2001 lên 3.118 ha, trong đó cây ngô đông là 852 ha. So với năm 2001, hệ số quay vòng đất hiện đã tăng từ 2,45 lên 2,5 lần; giá trị sản xuất từ 16,5 triệu đồng ha lên 32,5 triệu đồng ha canh tác, năng suất lúa bình quân tăng từ 45,8 tạ/ha/vụ lên 57,5 ta/ha/vụ; sản lượng lương thực tăng từ 59.902 tấn lên 65.000 tấn, do đó đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, một phần được chuyển sang hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH một thành viên 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 63)