Những kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 79)

II. Phân theo loại tiền cho vay

3.3.3Những kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN:

Eximbank Hà Nộ

3.3.3Những kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN:

Là một chi nhánh của hệ thống ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN, Eximbank chi nhánh HN chịu sự quản lý trực tiếp về vốn, trang thiết bị, các quy định về nghiệp vụ của ngân hàng TMCP XNK VN. Do đó, để phát triển hoạt động TTQT thì chi nhánh cần sự giúp đỡ nhiều của hội sở.

Trước xu hướng chuyển dịch từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sang phương thức thanh toán chuyển tiền thì Ngân hàng TMCP XNK VN cần có những giải pháp nhằm bù đắp những tổn thất của chi nhánh khi cắt giảm ngân hàng đại lớ, trỏnh sự hụt hẫng quá lớn đối với các chi nhánh có quan hệ tài khoản trực tiếp với nước ngoài.

- Cần có sự phối kết hợp giữa bộ phận nghiệp vụ thanh toán, vay và trả nợ nước ngoài để tránh tình trạng sai sót trong thanh toán của Ngân hàng.

- Có chính sách tuyển dụng và điều chuyển cán bộ ở các chi nhánh một cách hợp lý để phù hợp với xu hướng thay đổi tỷ trọng sử dụng các phương thức TTQT trên nguyên tắc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Để thay đổi nhân lực có hiệu quả, chi nhánh cần lưu ý rằng sẽ mất nhiều thời gian để đào tạo.

- Ngân hàng nên tăng cường và quan tâm hơn đến những khóa, lớp đào tạo nghiệp vụ cho chi nhánh. Thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo về TTQT và kinh doanh ngoại hối giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống để trau dồi kinh nghiệm, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động TTQT. Để hạn chế những rủi ro do trình độ, đạo đức của cán bộ cần thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, đào tạo và đào tạo lại một cách phù hợp, tránh tình trạng đào tạo mang tính hình thức, giải quyết chính sách. - Đa dạng hóa các hình thức tài trợ thương mại trên cơ sở phân tích và kiểm soát được rủi ro. Trước mắt, ngân hàng nên tìm hiểu, hoàn thiện và phát triển một số hình thức tài trợ phù hợp với thực tiễn VN như nghiệp vụ bao thanh toán, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu chứng từ…một cách rộng rãi. Đa dạng hóa các hình thức tài trợ thương mại không chỉ tạo điều kiện tăng lợi nhuận, bù đắp được phần sụt giảm thu phí dịch vụ do xu hướng thay đổi các phương thức thanh toán mà còn giải quyết được sự thay đổi nhân sự dư dôi sau điều chuyển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 79)