Những kiến nghị với NHNN:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 78)

II. Phân theo loại tiền cho vay

3.3.2Những kiến nghị với NHNN:

Eximbank Hà Nộ

3.3.2Những kiến nghị với NHNN:

a. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Ngoài việc tăng cường quản lý ngoại hối thì NHNN cũng cần chú ý tới việc phát triển thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường này là một trong những điều kiện để các ngân hàng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế.

Việc hoàn thiện thị trường liên ngân hàng cần tập trung vào các nội dung sau: - Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, kỳ phiếu…ghi bằng các loại ngoại tệ: USD, EUR, JPY…

- Phát triển các nghiệp vụ phái sinh như: mua bán kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…nhằm phòng ngừa rủi ro trong TTQT.

- Mở rộng đối tượng được phép tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Cần tăng cường vai trò quản lý của NHNN trên thị trường ngoại hối, tăng cường quản lý ngoại hối. Thể hiện ở chỗ: tăng cường những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ đối với việc chuyển tiền ra nước ngoài, xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ phù hợp.

Tỷ giá là một yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng TTQT của các ngân hàng. Mà tỷ giá có tính nhạy cảm cao, dễ thay đổi theo tình hình kinh tế, chính trị, đây cũng chính là một trong các yếu tố rủi ro trong hợp đồng ngoại thương. Chính vì vậy, chính sách quản lý ngoại hối và can thiệp của NHNN về tỷ giá cần phải thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả để tỷ giá vẫn biến động theo quan hệ cung cầu nhưng không biến động quá lớn và đột ngột, trỏnh gõy hậu quả lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích và dự báo xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai thông qua các tín hiệu thị trường, để từ đó cú cỏc phương án phòng ngừa rủi ro hợp lý.

c. NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động TTQT của NHTM:

Việc thanh tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động của NHTM sẽ giỳp cỏc NHTM không ngừng tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của mình. Hoạt động thanh tra, giám sát kịp thời của NHNN còn phát hiện kịp và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng, đồng thời còn biết được khó khăn, nhu cầu của ngân hàng, khách hàng để từ đó có thể đưa ra các quy định phù hợp.

NHNN cần ban hàng thêm một số văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn cụ thể về thực hiện nghiệp vụ L/C trong toàn hệ thống, về chiết khấu chứng từ, về việc chuyển tiền ra nước ngoài…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 78)