Định hướng và mục tiêu phát triển các phương thức TTQT tại Eximbank HN:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 63)

II. Phân theo loại tiền cho vay

3.1.2Định hướng và mục tiêu phát triển các phương thức TTQT tại Eximbank HN:

Eximbank Hà Nộ

3.1.2Định hướng và mục tiêu phát triển các phương thức TTQT tại Eximbank HN:

tiếp tục thực hiện tốt dịch vụ Call Center nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh. Việc gia tăng tiện ích dành cho khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hình ảnh của chi nhánh trên thị trường, thế nên ngân hàng chủ trương đặc biệt chú ý quan tâm tới việc phát triển dịch vụ.

Công tác quản lý rủi ro:

- Rủi ro thị trường: Chú trọng tăng cường công tác quản lý rủi ro thị trường thông qua việc củng cố bộ máy tổ chức điều hành và hoạt động của ban điều hành tài sản nợ - tài sản có. Thực hiện cơ chế theo dõi thường xuyên sự biến động và ảnh hưởng của các yếu tố thị trường lên hạng mục tài sản của chi nhánh.

- Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản được chi nhánh quan tâm và kiểm soát chặt chẽ, luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và tuân theo các quy định về thanh khoản của NHNN.

- Rủi ro tín dụng: Tập trung xử lý nợ quá hạn, nhất là nhóm nợ xấu, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh, có biện pháp tích cực nhất để thu hồi nợ quá hạn. Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro; triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ việc đánh giá xếp hạng khoản vay và đánh giá khách hàng.

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển các phương thức TTQT tạiEximbank HN: Eximbank HN:

Từ khi VN gia nhập WTO thì mức độ hội nhập ngày càng sâu hơn, các thương vụ làm ăn với nước ngoài ngày càng tăng. Vì vậy có thể nói, trong thời gian tới hoạt động thanh toán quốc tế sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong thời gian tới sẽ có những bước thay đổi trong cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán, sẽ có những tiến bộ vượt bậc khi mà khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ về nhau, điều kiện cơ sở vật chất cũng như công nghệ ngày càng phát triển hơn, ứng dụng thành quả khoa học vào ngành ngân hàng nhiều hơn, môi trường chính trị và hành lang pháp lý ổn định…Vỡ vậy, chúng ta cần phải đánh giá đúng mức tình hình và điều kiện của nền kinh tế trong tương lai để có những định hướng đúng đắn phù hợp. Riêng đối với dịch vụ TTQT chi nhánh đề ra những định hướng sau đây:

- Từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng các phương thức TTQT, tăng cường khả năng cạnh tranh, tận dụng những thế mạnh sẵn có để nâng cao thị phần TTQT của chi nhánh. Tiếp tục phát triển phương thức thanh toán chuyển tiền cả về số lượng và giá trị. Những năm gần đây, tỷ trọng thanh toán theo hình thức chuyển tiền ngày càng tăng, đem lại một khoản phí khá lớn trong hoạt động TTQT. Tuy nhiên đây là phương thức tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mục tiêu của chi nhánh là đảm bảo an toàn cao nhất cho khách hàng thông qua các đối tác của ngân hàng ở nước ngoài để xác định khả năng tài chính của bạn hàng các doanh nghiệp VN.

- Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng trong nước và quốc tế, khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng trong hoạt động TTQT.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và mạng thông tin nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng các phương thức TTQT. Tập trung phát triển và đổi mới công nghệ để phục vụ tốt khách hàng trong xu thế chuyển dịch giữa các phương thức TTQT.

- Thường xuyên thu thập và tìm hiểu xu hướng phát triển để có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng.

- Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi hợp lý. Đây là nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển và mở rộng nghiệp vụ TTQT ở ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ để cho hoạt động TTQT đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học của các thanh toán viên nhằm đáp ứng được các yêu cầu hội nhập, có chính sách động viên kịp thời cán bộ có thanh tích trong công tác, học tập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 63)