Chiến lược tổng thể

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI (Trang 42)

Thị trường hàng không Trung Quốc được xác định là thị trường tiềm năng, thị trường chiến lược quan trọng của Việt Nam Airlines trước mắt và trong tương lai lâu dài.

Thị trường hàng không giữa Sài Gòn và Thượng Hải rất tiềm năng và đang phát triển nhanh chóng trong những năm trở lại đây, nhất là từ khi kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khởi sắc. Trong tương lai sau này, khi Việt Nam và cả Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì số lượng khách đi lại giữa Sài Gòn và Thượng Hải sẽ tăng lên nhanh chóng nhất là khách công vụ và khách thương gia. Bên cạnh đó nguồn khách thương quyền ắ là các nguồn khách bổ trợ đang tăng trưởng mạnh. Trong khi đó tình hình cạnh tranh hiện tại không nhiều lắm, chủ yếu là cạnh tranh bằng đường sắt và đường thuỷ, đường hàng không cũng chỉ có một hãng hàng không khai thác, tần suất bay không cao và cuối cùng là cạnh tranh với các sản phẩm Interline qua các cửa ngõ khác như Hồng Kụng (đối với khách bổ trợ từ Đài Loan, Pháp). Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam Airlines khai thác đường bay Sài Gòn – Thượng Hải.

Do vậy, nhằm tận dụng thị trường, Việt Nam Airlines sẽ phải cố gắng sớm tiến hành mở đường bay Sài Gòn – Thượng Hải trong năm nay. Mục tiêu của Việt Nam Airlines trên đường bay này về trước mắt cũng như lâu dài là tìm mọi biện pháp để khai thác triệt để các nguồn khỏch chớnh như sau:

- Khách thương quyền ắ giữa Việt Nam và Thượng Hải, chủ yếu là khách du lịch và khách công vụ đi bằng đường sắt, sử dụng các loại giấy thông hành

và bằng đường hàng không thông qua mạng bay của Shanghai Airlines. Nguồn khỏch chớnh và tiềm năng của Việt Nam Airlines chính là thị trường khách du lịch xuất phát từ Thượng Hải.

- Khách thương quyền 6 là nguồn khách quan trọng nhất của đường bay, dung lượng lớn, bao gồm cả khách du lịch và khách thương nhân, đi lại quanh năm, yếu tố mùa vụ không cao.

+ Khách Nhật Bản –Thượng Hải là nguồn khách tiềm năng, dung lượng lớn (khoảng 150.000 khách một năm), thu nhập cao và ổn định. Việt Nam Airlines sẽ khai thác nguồn khách này khi các đường bay thẳng của Việt Nam Airlines đến Nhật Bản đã mở ra khá nhiều.

+ Khỏch Pháp – Thượng Hải nguồn khách này chủ yếu là khách du lịch, dung lượng khoảng 16.000 khách/năm.Với sản phẩm hiện tại, đối tượng khỏch bỏn sẽ dễ dàng hơn do khả năng nối chuyến tốt và chỗ không bị hạn chế nhiều nữa.

Trong giai đoạn đầu khai thác, mục tiêu chính của Việt Nam Airlines trên đường bay Sài Gòn – Thượng Hải là cố gắng chiếm lĩnh thị trường, lấp đầy tối đa các chuyến bay thông qua việc phát động tất cả các nguồn khách và phân thị tiềm năng. Tạo dựng được thương hiệu của Việt Nam Airlines trong tâm trí khách hàng mục tiêu nhằm đưa hình ảnh Việt Nam Airlines quen thuộc hơn với phân thị khỏch trờn đường bay Sài Gòn – Thượng Hải này. Hơn thế nữa Việt Nam Airlines phải đặc biệt chú trọng đến việc tiếp cận và khai thác phân thị khách thương quyền 6.

Giai đoạn sau đó, cùng với sự khai thông về du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc như hiện nay cũng như sự phát triển mạnh mẽ về quy mô (mạng bay, đường bay, đội bay…) Việt Nam Airlines sẽ đẩy mạnh khai thác khách thương quyền ắ và các nguồn khách thương quyền 6 tiềm năng khác (Nhật Bản, Phỏp…. Hơn thế nữa việc thâm nhập sâu hơn nữa để tiếp cận và khai

thác cỏc phõn thị có thu nhập cao hơn nữa, bao gồm khách lẻ, thương nhân và khách hạng C để nâng cao hiệu quả khai thác.

Muốn thực hiện được chiến lược trờn, Việt Nam Airlines cần phải thực hiện được những công việc sau:

- Ổn định sản phẩm lịch bay (chất lượng dịch vụ, lịch bay…) tiến tới tăng tần suất trên đường bay Sài Gòn – Thượng Hải v.v. lên 5-7 chuyến một tuần nhằm lấp đầy những ngày lịch bay của Shanghai Airlines còn trống, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho hãng trong cạnh tranh khi đưa ra sản phẩm có tính đều đặn và thường xuyên hơn. Mặt khác với một lịch bay được lấp kín như vậy sẽ đảm bảo khả năng nối chuyến tốt hai chiều với các đường bay khác cả trong và ngoài nước, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam Airlines. Hơn thế nữa chúng ta phải phối hợp với cục du lịch, cục xuất nhập cảnh để xây dựng các sản phẩm tour, các dịch vụ hỗ trợ tại Sài Gòn (city tour…) để khai thác nguồn khách Thượng Hải – Đông Nam Á.

- Thứ hai, Việt Nam Airlines cần thiết kế lại mạng bán tại thị trường Thượng Hải và Việt Nam . Nhất là mạng bán tại thị trường Thượng Hải cũn quỏ thưa thớt, phụ thuộc rất nhiều vào mạng bán của các công ty bên ngoài, quầy vé của công ty số lượng còn quá hạn chế, không đủ cho Việt Nam Airlines khai thác được thị trường tốt nhất. Không chỉ triển khai mạng bán tại thị trường Thượng Hải, Việt Nam Airlines cũng cần phải chuẩn bị hoạt động phát triển thị trường và triển khai mạng các thị trường khách thương quyền 6 tại các thị trường có tiềm năng khác như Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Úc…

- Áp dụng chính sách giá cạnh tranh linh hoạt cho từng phân khúc thị trường mục tiêu. Tuy nhiên mức giá này phải được đưa ra dựa trên cơ sở giá của Shanghai Airlines để bảo đảm được khả năng cạnh tranh tốt hơn.

- Trong thời gian đầu khai thác, các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại rầm rộ trờn cỏc thị trường trọng điểm phải được thực hiện và thông báo cho

toàn bộ mạng bàn của Việt Nam Airlines về việc mởc đường bay Sài Gòn – Thượng Hải.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI (Trang 42)