Điểm yếu và nguy cơ

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI (Trang 38)

Mặc dù thị trường có tiềm năng khá lớn về khối lượng nhưng mức thu của các nguồn khách ngoại trừ khách từ Nhật Bản đều thấp. Việc xây dựng giá tour du lịch đến Thượng Hải Việt Nam Airlines luôn gặp phải khó khăn do phải cạnh tranh điểm đến với Thái Lan nơi có giá tour du lịch rất thấp. Thật vậy, để cạnh tranh du lịch với Thái Lan Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn do Thái Lan là đất nước có ngành du lịch phát triển, hoạt động marketing cho ngành du lịch được thực hiện rất chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh mạnh.

Mặt khác chính sách hỗ trợ cho du lịch của chính phủ Thái Lan rất mạnh nên đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam Airlines nói riêng và ngành du lịch nước ta nói chung. Nhìn chung các chính sách hỗ trợ du lịch của nước ta còn rất kém, cơ sở vật chất tại các điểm du lịch Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp, chưa chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch kém hấp dẫn , thái độ và nhận thức của người dân chưa cao. Việt Nam là nước được đánh

giá là có tiềm năng du lịch rất lớn, các địa điểm du lịch đẹp có rất nhiều nhưng khả năng khai thác rất thấp. Sự phối hợp giữa ngành du lịch của Việt Nam với các ngành khỏc cũn kộm, ngành du lịch chưa đi đầu trong việc phát động thị trường, đặc biệt đối với thị trường từ nước ngoài. Từ quý 1 năm 2006 lượng khách du lịch Trung Quốc đến nước ta đột nhiên giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2005, cho đến thời điểm hiện nay lượng khách này mới bắt đầu tăng trở lại. Việc tìm ra và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại của du lịch Việt Nam để tăng cường khả năng khai thác khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách quốc tế nói chung không chỉ là vấn đề sống còn của ngành du lịch Việt Nam mà còn của các hãng hàng không đang khai thác thị trường khách du lịch là chính như Việt Nam Airlines .

Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam Airlines khi khai thác thị trường là các phương tiện vận chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, giá cước vận chuyển thấp hơn hẳn đường hàng không. Đối với việc khai thác hàng hoỏ, Việt Nam Airlines cũng gặp phải cạnh tranh từ các phương tiện này. Tuy Việt Nam Airlines có những lợi thế khi vận chuyển hàng hoá như nhanh chóng hơn, khả năng bảo quản hàng hoá tốt nhưng ngược lại, giá cước của Việt Nam Airlines cũng cao hơn nhiều so với hai phương tiện kia, thủ tục tại sân bay cũng phức tạp hơn nhiều. Trong thời gian sau này, khi ngành đường sắt và ngành đường thuỷ nâng cấp phương tiện của mình như đóng những toa bảo quản đồ tươi sống thỡ Việt Nam Airlines sẽ phải có những thay đổi rất tích cực nếu như muốn giữ được thị phần vận tải hàng hoá của mình.

Đối với việc khai thác khách thương quyền 6, so với Shanghai Airlines Việt Nam Airlines cũng gặp phải nhiều khó khăn do Shanghai Airlines là người khai thác thị trường đầu tiên nên sẽ có những thuận lợi do được khách hàng biết đến rộng rãi hơn Việt Nam Airlines trên đường bay này trong thời gian đầu gia nhập thị trường. Do Shanghai Airlines đã khai thác thị trường

trong vòng 5 năm nên tên tuổi họ cũng quen thuộc với những hành khách trên đường bay này. Những lợi thế Việt Nam Airlines có được trên thị trường nội địa Việt Nam Shanghai Airlines cũng hoàn toàn có tại thị trường Thượng Hải.

Cơ sở vật chất của Shanghai Airlines cũng thuộc loại rất hiện đại không thua kém gì so với Việt Nam Airlines. Do họ đã phục vụ trên đường bay này 5 năm nên kinh nghiệm cũng không phải là ít. Việc hợp tác của Shanghai Airlines với các công ty du lịch trong nước của Việt Nam cũng mang lại rất nhiều thuận lợi cho họ khi khai thác thị trường nội địa Việt Nam. Trong khi đó việc hợp tác với các công ty du lịch Trung Quốc của Việt Nam Airlines vẫn chưa phát triển lắm, nhất là các công ty du lịch tại Thượng Hải, việc xây dựng những tour để bán cho các công ty du lịch hay khách lẻ cũng chưa được xây dựng cụ thể lắm.

Mặt khác, Việt Nam Airlines sẽ bị yếu thế hơn so với Shanghai Airlines về khả năng phục vụ khỏch cú nhu cầu đi nhiều điểm nội địa Trung Quốc vỡ họ có mạng bay nội địa Trung Quốc dày đặc. Mạng lưới phân phối của Shanghai Airlines tại thị trường Trung Quốc rất tốt, tại thị trường Việt Nam họ cũng đó cú 5 năm để xây dựng mạng bán của mình. Trong khi đó tại thị trường Thượng Hải mạng bán của Việt Nam Airlines rất thưa thớt, khả năng bán của Việt Nam Airlines chỉ dựa trên cơ sở SPA nghĩa là chỉ có một đại diện phòng vé chính thức của công ty còn lại là bán thông qua phòng vé của các hãng hàng không khác tại Trung Quốc. Vì vậy trong thời gian đầu khai thác Việt Nam Airlines sẽ phải tốn rất nhiều công sức để xây dựng cho mình một mạng bán hoàn thiện tại thị trường Thượng Hải. Như vậy Shanghai Airlines sẽ gây cho Việt Nam Airlines không ít khó khăn khi tham gia khai thác thị trường vì bản thân họ cũng là một hãng hàng không hiện đại và giàu kinh nghiệm.

Hiện nay tại Trung Quốc đang thực hiện hợp nhất các hãng hàng không thành ba tập đoàn lớn nhằm hạn chế cạnh tranh khai thác nội địa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Do vậy sau này khi một trong ba tập đoàn đó được chỉ định khai thác không chỉ trên đường bay Sài Gòn – Thượng Hải mà cũn cỏc đường bay khỏc thỡ đõy cũng là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam Airlines. Đối thủ của Việt Nam Airlines sẽ là những tập đoàn rất mạnh, có cả ưu thế về bay quốc tế và bay nội địa.

CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH MARKETING-MIX-TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI (Trang 38)