Không phải tắm lúc nào cũng tốt

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp về bệnh và sức khỏe con người (Trang 79)

- Giảm mệt mỏi: Các chất đường trong mật ong được cơ thể hấp thu rất nhanh, cả

39/ Không phải tắm lúc nào cũng tốt

Tắm là nhu cầu hàng ngày của mỗi người để làm sạch và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không phải tắm lúc nào cũng tốt, đặc biệt là khi:

Mệt mỏi

Nhiều người nghĩ rằng, đi tắm khi mệt mỏi có thể làm cơ thể sảng khoái hơn. Trên thực tế, khi mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm, đặc biệt là tắm nước lạnh, có thể làm bạn càng mệt mỏi, cảm lạnh, thậm chí là ngất xỉu.

Đặc biệt, khi mệt mỏi, bạn không nên tắm bằng xà phòng. Xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi.

Bất kể là mệt mỏi do lao động chân tay hay trí óc, hãy nghỉ ngơi để cơ thể trở về trạng thái cân bằng rồi mới đi tắm.

Huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiều người chọn cách tắm nước nóng để cải thiện tình hình. Đây là một thói quen phản khoa học.

Nước nóng cao hơn nhiệt độ cơ thể lúc này có thể sây sốc đột ngột bởi nhiệt độ cao có thể gây giãn tĩnh mạch. Cơ thể chúng ta sẽ càng mệt mỏi, chóng mặt hơn.

Rượu bia chứa nhiều chất kích thích, làm ức chế sự hoạt động chức năng của gan và tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể.

Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

Tắm ngay sau khi uống rượu bia khiến cơ thể không kịp bổ sung lượng đường tiêu hao trong máu, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh. Do vậy, không nên tắm ngay sau khi say.

Ngay sau khi ăn

Tắm sẽ làm cho các mao mạch trong cơ thể giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt, lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hoá bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Bị sốt

Khi sốt, nhiệt độ cơ thể lên cao, mức tiêu thụ calo của cơ thể tăng nhanh. Tắm khi sức đề kháng của cơ thể xuống thấp là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, đột quỵ hoặc làm cơn sốt trở nên trầm trọng.

Khi quá đói

Khi đang đói thì lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất. Nếu tắm vào lúc này, cơ thể sẽ sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết, vì vậy, từ đó dễ gây chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

Những người tuyệt đối không nên tắm đêm là thai phụ, trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn “đèn đỏ”.

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp về bệnh và sức khỏe con người (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w