Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp về bệnh và sức khỏe con người (Trang 162)

- Dùng các ngón tay chải tóc

10. Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh

Trong tiết trời ngày hè oi bức, ăn dưa hấu lạnh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong nhu cầu giải khát, đẩy lùi cơn nóng bức. Tuy nhiên, điều đó lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến dạ dày của bạn, nên đảm bảo nhiệt độ giữ dưa hấu còn tươi ngon là tốt nhất, không cần quá lạnh. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là nên để dưa hấu nguyên quả vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10 độ C. Ở nhiệt độ này vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa. Mỗi lần ăn không nên vượt quá 500 gram, ăn từ từ là tốt nhất.

Ngoài ra đối với những người sâu răng, người có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt cần đặc biệt chú ý, không nên ăn dưa lạnh là tốt nhất, bởi khi gặp lạnh đột ngột,

răng sâu sẽ vô cùng đau nhức, hệ tiêu hóa hoạt động lại không hiệu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyễn Minh (sưu tầm) (Theo eva) Những thức ăn vị thuốc theo Tây y

Theo Đông y, người ta có thể kể ra nhiều thức ăn được coi là những vị thuốc dùng để chữa bệnh. Bây giờ, đến lượt Tây y nêu lên một số thức ăn khá thông dụng, nhưng được xét dưới một góc độ mới: để phòng và chữa bệnh trên cơ sở những công trình nghiên cứu dịch tễ học không ở riêng một nước nào, mà có so sánh trên rất nhiều quần thể dân chúng toàn cầu.

Theo cách nhìn mới này, người ta có thể giảm được từ 30 – 60% nguy cơ mắc những bệnh phổ biến như các bệnh về tim mạch, các ung thư nói chung và ngay cả bệnh “người già”, bệnh Alzheimer. 12 thức ăn được đề cao hàng đầu là:

Dầu Colza:

Có khả năng giúp chúng ta phòng tránh ung thư, vì là nguồn acid béo hệ ω-3 rất tốt. Dĩ nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn thôi không sử dụng dầu ôliu nữa, vì lẽ dầu ôliu có ưu điểm đặc trưng của nó đối với bệnh tim mạch: giàu acid oleic có 1 nối đôi, nhưng thua dầu colza về thành phần các acid béo có nhiều nối đôi. Chính là nhờ đặc điểm này mà dầu colza có tác dụng như một vị thuốc: các động mạch giảm hẳn nguy cơ bị tắc nghẽn vì một cục máu đông, vì dầu colza làm hạ giảm cholesterol LDL, có khuynh hướng đóng cáu vào thành mạch. Mặt khác, các dây thần kinh ảnh hưởng lên chức năng co bóp của tim cũng nhậy bén hơn. Nhiều nghiên cứu ở Pháp (BS. Fricker, BV. Bichat Paris) đã cho thấy, bệnh nhân dùng dầu colza giảm hẳn nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim... và chết đột ngột. Ở Lyon, trên 600 bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim, mà chuyển sang dùng dầu colza 4 năm liên tiếp, đã hầu như được bảo vệ, không còn bị tai biến tim mạch nữa. Ngoài ra, so với những người cùng hoàn cảnh đã giảm được 60% nguy cơ bị u ung thư. Một số công trình còn nêu lên những lợi ích khác của các chất béo hệ ω-3 trên hoạt động của não: giảm được 50% nguy cơ bị lú lẫn do bệnh Alzheimer.

Giúp cho trẻ lâu. Khi tới mùa, ăn xoài thoải mái sẽ giúp cho người “nghiền” cung ứng đủ vitamin E và C, chất sắt và chất xơ; nên theo BS. Pierre Dukan – chuyên viên về dinh dưỡng (Pháp) – bảo vệ chúng ta khỏi bị phải những bệnh tim mạch, ung thư và lão hóa trước tuổi. Xoài, thì cũng nhiều nước như lê thôi, nên đem lại ít calco, ăn vào không sợ bị dư cân (như ăn chuối chẳng hạn).

Hạt óc chó (Noix): Walnut.

Thì không gì bằng để tránh được cơn đau tim. Công trình nghiên cứu ở Boston (Hoa Kỳ) theo dõi cách ăn uống trong 17 năm của 21.500 bác sĩ cho thấy, những vị nào có thói quen ăn trái óc chó ít nhất 2 lần một tuần, là thấy giảm hẳn nguy cơ chết đột ngột vì cơn đau tim được 50%, so với những người chẳng bao giờ ăn. Họ cũng giảm được 30% nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch vành tim – ít bị đau thắt ngực. Hạt óc chó dồi dào acid béo giàu ω-3, vitamin E, các chất polyphenol, manhê, kali, là những chất có tác dụng điều hòa huyết áp; óc chó cũng giàu chất đạm thực vật, giúp cho động mạch “thu giãn”. Chỉ cần ăn vào mỗi ngày 3-4 trái thôi là đạt “liều” tối ưu, song những ai hơi “bị” dư cân cũng nên coi chừng... tăng ký thêm nữa, vì dù có tốt đến đâu, thì 1g dầu cũng đem lại đủ 9 calo!

Cà chua, vũ khí mới chống ung thư:

Là nhờ chất lycopene BS. J.M.Bourre GĐ – đơn vị nghiên cứu về dinh dưỡng thần kinh dược chất của tổ chức INSERM Pháp – đã có nhận xét: lycopene (một chất carotenoid) đặc biệt dồi dào trong cà chua chín có tác dụng phòng tránh được nhiều bệnh ung thư: ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, ung thư vú, buồng trứng và tử cung ở đàn bà, nhờ tác dụng kháng ôxy hóa chống lại tiến trình suy thoái tế bào, biến thành tế bào ung thư. Cứ mỗi ngày “đánh” ít nhất hai quả cà chua (# 100g) chín, rửa sạch “làm” luôn cả vỏ, vì lẽ vỏ chứa gấp 5 lần lycopene, so với phần “thịt”. Không cần ăn tươi, nuốt sống, càng nấu chín nhừ thành “xốt” càng được hưởng thêm lycopene, nên mua sẵn các xốt “ketchup” trên thị trường làm bằng cà chua chín, cả chín cây lẫn chín nhừ cũng rất tốt.

Ăn nhiều rau và trái cây để chống nhiều bệnh, kể cả loãng xương:

Nếu ngày nào, bữa nào cũng có rau, ăn xong có một suất trái cây theo mùa – ăn vào khoảng từ 400-600g – đó là các bạn được bảo vệ không bị các chứng bệnh: đau mắt, đau ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não – đặc biệt là nhờ hàm lượng kalicao. Còn ai cũng biết chất xơ và các vitamin kháng ôxy hóa như C, caroten, vitamin E... có tác dụng điều hòa huyết áp, huyết đường lượng và cholesterol trong máu..., chưa kể là nếu ăn nhiều cam, quít và rau cải như dân ở Vùng Địa Trung Hải hay bờ biển Đông thì còn được xương, răng rắn chắc, không bao giờ bị loãng xương (osteoprosis).

Gạo lức và ngũ cốc nguyên cám giúp không bị cao huyết áp và tiểu đường:

Là những nguồn tinh bột đi kèm theo chất xơ, khiến cho không bị hấp thu quá nhanh như gạo trắng tinh, bánh mì xốp trắng như “bông gòn”; ngoài ra, đây còn là nguồn manhê và các vitamin nhóm B dồi dào làm hạ huyết áp, hạ chất cholesterol “xấu” LDL, và giảm nguy cơ bị đáo tháo đường. Ví dụ như sáng nay, thay vì ăn cháo trắng, thì ăn cháo gạo lức, cháo lúa mạch hay đủ hỗn hợp 5 cốc loại càng tốt. Dù là “tốt cho sức khỏe”, cũng chỉ nên khuyên ăn “vừa đủ no” thôi, đừng nhiều hơn!

Ăn bông cải xanh Brocoli giúp không bị ung thư:

Bông cải xanh có nhiều chất tác dụng chống lại tiến trình phát triển của các khối u: như β-caroten selenium chẳng hạn. Đã có nhiều công trình chứng minh người ta càng ăn nhiều bông cải xanh là càng giảm được nguy cơ bị ung thư ruột kết, ung thư vú và cả ung thư phổi hay ung thư bao tử – tuy có hơi ít hơn. Chất sulforaphane, đặc trưng cho bộng cải xanh, ăn vào có thể diệt sạch một số dòng vi khuẩn H.pylori đã được chứng minh gây bệnh loét bao tử và tá tràng.

Yaourt điều hòa tiêu hóa:

Thức ăn quen thuộc này đáng lưu ý, vì mang lại các chất phụ sinh (probiotics) cải thiện thế quân bình giữa vi khuẩn có khả năng gây bệnh và các vi khuẩn cộng sinh sống nhờ ở gửi ruột kết → do đó, điều hòa tiêu hóa và nhu động nhuận trường cho những người mỗi ngày chỉ cần ăn hai hũ thôi.

Hành tỏi bảo vệ tim mạch:

Đó là theo kinh nghiệm lâu đời ngàn năm của những người ăn theo “chế độ ăn vùng Địa Trung Hải” – theo người Ý, miền Nam nước Pháp – thì tỏi “ta” có tác dụng làm hạ Cholesterol và giúp máu lưu thông. Và hơn thế nữa, cũng nghiệm thấy những người “không thể nào thiếu hành và tỏi trong bữa ăn” hầu như “chẳng bao giờ bị ung thư ruột kết cả. Điều này chưa được giải thích “tại sao”, nhưng các chuyên viên dinh dưỡng trên toàn cầu thì nhất trí công nhận thực tế này”.

Một ly rượu vang đỏ mỗi bữa ăn:

Theo BS. J-M Bourre, rượu vang đỏ nhờ những chất polyphenols bảo vệ được các tế bào, giúp cho các động mạch dễ giản nỡ, không bị tắc nghẽn, nên rất tốt cho huyết áp, phòng tránh các tai biến tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm động mạch... Cụ nào cứ uống ít mà đều đặn thì đẹp lão, nguy cơ vướng phải bệnh Alzheimer và lú lẫn bằng ¼ so với những cụ chẳng bao giờ uống một giọt rượu vang nào! Đó là kết luận của Nghiên cứu Framingham thực hiện trong gần 50 năm tại Hoa Kỳ.

Bs. Nguyễn Lân Đính 10 thói quen xấu có nguy cơ đến tính mạng

Theo kết quả điều tra người trưởng thành của một cơ quan quản lý về sức khỏe, 10 thói quen nhỏ dưới đây gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe chúng ta.

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp về bệnh và sức khỏe con người (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w